Tin tức & Sự kiện
Chứng khó nuốt ở trẻ em: Sinh lý học, Đánh giá và Quản lý
Tác giả: Pamela Dodrill và Memorie M. Gosa Tuổi nhũ nhi và tuổi ấu thơ đại diện cho một khoảng thời gian tăng trưởng thể chất và phát triển nhận thức tuyệt vời. Để đạt được tiềm năng tăng trưởng tuyến tính và tiềm năng phát triển thần kinh, trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ phải có khả năng tiêu thụ đủ năng lượng và chất dinh dưỡng một cách chắc chắn và an toàn. Nuốt khó ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng bất lợi về khẩu phần dinh dưỡng, sự tăng trưởng và phát triển. Vì vậy bắt buộc phải xác định chính xác và quản lý nuốt khó một cách phù hợp. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về nuốt khó ở trẻ em, cũng như nguyên nhân khó nuốt thường gặp ở trẻ, nhóm trẻ em có nguy cơ khó nuốt,...Đọc Thêm
Xem thêmĐánh giá chứng khó nuốt
Định nghĩa chính xác về chứng khó nuốt rất nhiều, nhưng nói ngắn gọn, chứng khó nuốt là gặp khó khăn khi nuốt thức ăn đặc hay lỏng. Tình trạng này có thể mang tính chủ quan hay khách quan, và có thể liên quan đến cảm giác không thể nuốt, thức ăn ‘mắc lại’ hoặc không trôi xuống, nghẹn từng cơn, hoặc hít sặc thức ăn hoặc nước. Cần phân biệt với chứng nuốt đau (đau khi nuốt) và cảm giác nghẹn (cảm giác có một cục nghẹn trong cổ họng khi ăn). Chứng khó nuốt có thể do các bất thường về chức năng hoặc cấu trúc của khoang miệng, hầu họng, thực quản hoặc tâm vị dạ dày. Cứ 17 người thì có một người sẽ bị chứng khó nuốt trong đời. Tình trạng này được báo cáo xảy ra ở 13%...Đọc Thêm
Xem thêmĐịnh hướng chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu cho tân sinh viên cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng
Xây dựng và thí điểm đào tạo cử nhân Phục hồi chức năng chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu là một hợp phần quan trọng trong Dự án “Phát triển đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam” do MCNV và VietHealth thực hiện với tài trợ từ USAID. Hợp phần này được thực hiện tại trường ĐH Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng trong vòng 04 năm từ 2018 đến 2022. Ngày 04/10/2018, Bộ môn Phục hồi chức năng – trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng đã tổ chức buổi Hội thảo Định hướng chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu (NNTL) cho sinh viên K5 cử nhận PHCN với mục đích giúp sinh viên định hướng việc chọn chuyên ngành học là Vật lý trị liệu hoặc Ngôn ngữ trị liệu và có được những hiểu biết cơ...Đọc Thêm
Xem thêmXây dựng Chương trình đào tạo Cử nhân Kỹ thuật PHCN chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu
About Powell’s Sweet Shoppe Everyone has an extremely vivid and pleasant memory of where they went as a child to get their favorite candy – whether it was the corner store or their Grandma’s candy dish. Powell’s Sweet Shoppe are a nostalgic re-creation of that classic and bygone era. On the surface we sell ice cream and sweets, but you don’t have to stand in the Shoppe too long before you realize that what we really offer are memories. “I feel like a kid in a candy store!” and “I haven’t seen that since I was a kid!” are far and away the most common things we hear. And that is precisely our goal. We want to walk our customers down memory lane and remind them of good things and good times. Our Story Welcome to Powell’s Sweet Shoppe, Paso Robles, California.We’re located at 840 11th street, across from Park Cinema in...Đọc Thêm
Xem thêmXây dựng Khung chương trình đào tạo Cử nhân Kỹ thuật PHCN chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu
Lần đầu tiên tại Việt Nam, Dự thảo Khung chương trình và đề cương chi tiết chương trình đào tạo chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu, trình độ cử nhân đã được soạn thảo và được đông đảo các nhà chuyên môn, các nhà quản lý về đào tạo khối ngành sức khỏe góp ý chỉnh sửa để phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam. Đây là kết quả của Hội thảo “Xây dựng Khung chương trình đào tạo Cử nhân Kỹ thuật PHCN chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu” do MCNV và trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng đồng tổ chức ngày 2 và 3 tháng 10 năm 2018, với sự hỗ trợ về chuyên môn của TFA và Đại học Sydney, Úc. Hoạt động này nằm trong chuỗi các hoạt động của Dự án Phát triển đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại Việt...Đọc Thêm
Xem thêmGiới thiệu về Dự án Phát triển Đào tạo Âm ngữ trị liệu tại Việt Nam
Âm ngữ trị liệu (ANTL) là một lĩnh vực chuyên môn gồm các dịch vụ về đánh giá, chẩn đoán, tạo chức năng, phục hồi chức năng, tư vấn và phòng ngừa cho người có rối loạn về âm ngữ, ngôn ngữ, giọng nói, độ lưu loát trong giao tiếp, nhận thức, và nuốt do sự chậm trễ trong phát triển hoặc do chấn thương, ung thư, đột quỵ or hoặc bệnh thần kinh tiến triển. Âm ngữ trị liệu nhằm mục đích giúp mọi người giao tiếp và nuốt có hiệu quả để họ có thể học tập và tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, qua đó tạo điều kiện cho họ tăng trình độ học vấn, năng lực làm việc và hòa nhập xã hội, góp phần duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việt Nam có hơn 6,1 triệu người trên...Đọc Thêm
Xem thêmTập huấn các bộ công cụ tại Cao Bằng
Bắt đầu từ năm 2007, Trung tâm Hỗ trợ Cao Bằng bắt đầu thực hiện các hoat động Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, trong đó có nhóm trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ có hội chứng Down, trẻ có hội chứng tự kỷ, trẻ khuyết tật ngôn ngữ,…. Trong năm 2010, một số giáo viên can thiệp sớm của Trung tâm đã được tham gia 01 lớp tập huấn sử dụng các công cụ test PEP, DENVER, M-CHAT và CARS do chuyên gia Nguyễn Thị Kim Quý, giảng viên Khoa Tâm lý, trường ĐH SP Quốc gia Hà Nội hướng dẫn để đánh giá mức độ khó khăn của trẻ ở từng lĩnh vực phát triển và sử dụng các công cụ này từ đó cho đến nay. Quá trình sử dụng cho thấy các công cụ có ích cho giáo viên trong hoạt động xác định nhóm khuyết tật và đánh...Đọc Thêm
Xem thêmTập huấn về sử dụng Chương trình TEACCH tại Phú Yên
Chương trình TEACCH (Treatment and Education Autistic Children Communication Handicap – Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp) là một chương trình tiếp cận theo suốt cuộc đời nhằm giúp những trẻ bị hội chứng tự kỷ mà mục tiêu của nó là trang bị cho trẻ một cuộc sống hữu ích trong gia đình và cộng đồng. Chương trình TEACH cơ bản được xây dựng theo hướng hỗ trợ trẻ sau khi các lĩnh vực phát triển của trẻ được đánh giá bằng công cụ PEP. Cách tiếp cận này chú trọng hỗ trợ trẻ bằng cách cung cấp các thông tin thị giác và có cấu trúc. Sau khi đánh giá trẻ bằng công cụ PEP và trong quá trình áp dụng chương trình TEACCH, người giáo viên, người hỗ trợ của trẻ tự kỷ...Đọc Thêm
Xem thêmTập huấn cho phiên dịch viên về Âm ngữ trị liệu
Trong 03 ngày từ 12 đến hết 14/5/2018 tại văn phòng MCNV, MCNV đã phối hợp cùng tổ chức Trinh Foundation Australia tổ chức lớp tập huấn cho phiên dịch viên về lĩnh vực chuyên ngành Âm ngữ trị liệu. Đây là hoạt động phối hợp giữa MCNV và TFA với mục tiêu hình thành một nhóm phiên dịch viên có kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp cơ bản cho lĩnh vực âm ngữ trị liệu ở khu vực Hà Nội để MCNV và TFA có thể sử dụng cho các hoạt động cần phiên dịch viên. Một nhóm 12 phiên dịch viên đã được tập huấn để trở thành phiên dịch viên cho TFA. Có hai học viên là giảng viên của Khoa PHCN của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, 01 người là cán bộ của MCNV và 09 người khác hiện đang làm việc về...Đọc Thêm
Xem thêmMCNV và Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng lập kế hoạch cho khóa đào tạo cử nhân Kỹ thuật PHCN chuyên ngành Âm ngữ trị liệu
Ngày 26/4/2018 tại trường Đại học Kĩ thuật Y – Dược Đà Nẵng, MCNV và BGH cùng lãnh đạo các Phòng, Khoa liên quan đã họp để lập kế hoạch thực hiện khóa đào tạo cử nhân Kỹ thuật phục hồi chức năng chuyên ngành Âm ngữ trị liệu. Thành phần tham dự họp gồm: PGS.TS. Nguyễn Khắc Minh – Hiệu trưởng; TS. Lê Văn Nho – Phó hiệu trưởng; ThS. Cao Bích Thủy – Trưởng khoa Phục hồi Chức năng; TS. Nguyễn Văn Song – Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế; cô Lê Thị Thanh Yên – phòng hợp tác quốc tế; ThS. Nguyễn Thị Tâm – Trưởng phòng Đào tạo và ông Phạm Dũng – Giám đốc MCNV tại Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Cán bộ điều phối chương trình của MCNV. Nội dung chính của buổi họp là...Đọc Thêm
Xem thêmHội thảo Chia sẻ kết quả Khảo sát nhu cầu Đào tạo Âm ngữ trị liệu tại Việt Nam
Ngày 4/4/2018, MCNV cùng các đơn vị đối tác đã tổ chức Hội thảo Chia sẻ kết quả Khảo sát nhu cầu Đào tạo Âm ngữ trị liệu tại Việt Nam. Hội thảo đón tiếp 56 người tham dự đến từ các đơn vị Bộ, trường Đại học, Sở Y tế, bệnh viện, tổ chức PCN trong nước và quốc tế, tổ chức của và vì người khuyết tật tại Việt Nam. Mục tiêu của Hội thảo là chia sẻ kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo âm ngữ trị liệu tại một số tỉnh, thành phố và giới thiệu Dự án Phát triển Đào tạo Âm ngữ trị liệu tại Việt Nam. Tại Hội thảo, các nội dung chính sau đây được trình bày: Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo âm ngữ trị liệu tại Việt Nam; Kinh nghiệm đào tạo Âm ngữ trị liệu của Australia; Giới...Đọc Thêm
Xem thêmÂm ngữ trị liệu – Nhu cầu lớn nhưng chưa được đáp ứng
Âm ngữ trị liệu là một ngành được công nhận trên toàn thế giới, với mục đích hỗ trợ những người có khó khăn về giao tiếp và nuốt. Chuyên viên âm ngữ trị liệu là người chẩn đoán và điều trị các rối loạn về giao tiếp và nuốt ở trẻ em và người lớn. Các trị liệu bao gồm trị liệu về lời nói, ngôn ngữ, giọng, tính trôi chảy của lời nói, giao tiếp đa phương thức (ví dụ: hệ thống tranh ảnh, ngôn ngữ ký hiệu, các hình thức giao tiếp tăng cường và thay thế), nuốt, ăn và uống. Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 01/2018, MCNV cùng tổ chức Trinh Foundation Australia đã thực hiện Khảo sát Nhu cầu Đào tạo Âm ngữ trị liệu tại Việt Nam. Phát hiện chính từ Khảo sát cho thấy rằng...Đọc Thêm
Xem thêmNgôn ngữ trị liệu ở Việt Nam
Ngôn ngữ trị liệu là gì? Ngôn ngữ trị liệu là một lĩnh vực chuyên môn gồm các dịch vụ về đánh giá, chẩn đoán, tạo chức năng, phục hồi chức năng, tư vấn và phòng ngừa cho người có rối loạn về âm ngữ, ngôn ngữ, giọng nói, độ lưu loát trong giao tiếp, nhận thức, và nuốt do sự chậm trễ trong phát triển hoặc do chấn thương, ung thư, đột quỵ hoặc bệnh thần kinh tiến triển. Ngôn ngữ trị liệu nhằm mục đích giúp mọi người giao tiếp và nuốt có hiệu quả để họ có thể học tập và tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, qua đó tạo điều kiện cho họ tăng trình độ học vấn, năng lực làm việc và hòa nhập xã hội, góp phần duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số nguyên...Đọc Thêm
Xem thêm