Kỹ thuật và dịch vụ ngôn ngữ trị liệu

Tính giá trị và tin cậy của thang đo Nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực phiên bản rút gọn (BFNE) ở người lớn Việt Nam nói lắp

By : 449 Views07/03/2022
Tính giá trị và tin cậy của thang đo Nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực phiên bản rút gọn (BFNE) ở người lớn Việt Nam nói lắp

Nhóm nghiên cứu: Bs. Trương Thị Quỳnh Ngân, PGS. TS. Thái Thanh Trúc, TS. Laura Hoffman, GS. TS. Sally Hetwat, TS. Rachael Unicomb Đặt vấn đề: Nói lắp là một rối loạn lời nói được đặt trưng bởi sự lặp lại hoặc thời gian ngưng lại bất thường khi nói. Tác động của nói lắp không chỉ dừng lại ở các hành vi có thể quan sát được mà còn liên quan đến các trải nghiệm tiêu cực về cảm xúc, hành vi và nhận thức làm hạn chế việc giao tiếp của người nói. Thang đo nỗi sợ đánh giá tiêu cực phiên bản rút gọn được chứng minh là công cụ sàng lọc tâm lý phù hợp để xác định chứng lo âu ở người lớn nói lắp trên lâm sàng. Công cụ này cũng đã được chứng minh có tính tin cậy và giá trị, chuyển ngữ sàng...
Đọc Thêm

Xem thêm

Xây dựng bảng từ dùng lượng giá âm lời nói của trẻ em nói tiếng Việt

By : 2347 Views22/02/2022

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha & Phạm Hải Lê, ĐHSP TPHCM Tóm tắt: Đánh giá âm lời nói là hoạt động khởi đầu quan trọng để tiến hành can thiệp sớm cho trẻ có rối loạn về lời nói. Phương tiện – bảng từ dùng để kiểm tra đánh giá – vì vậy, càng cần thiết. Trên cơ sở lý thuyết về những yêu cầu cần và đủ đối với một bảng từ dùng làm công cụ sàng lọc, đánh giá và chẩn đoán âm lời nói cho trẻ em, bài viết phân tích một số bảng từ đã và đang được sử dụng làm phương tiện đánh giá âm lời nói của trẻ em người Việt nói tiếng Việt. Từ đó, người viết đề xuất một danh sách từ đơn tiết dùng làm phương tiện đánh giá âm lời nói của trẻ mầm non tại Thành phố Hồ Chí...
Đọc Thêm

Xem thêm

Khảo sát dữ liệu tham chiếu của Công cụ sàng lọc ngôn ngữ ở trẻ em 3 tuổi tại Đà Nẵng

By : 740 Views27/12/2021

Nghiên cứu viên: Võ Thị Thu Thuỷ – Học viên Thạc sĩ NNTL – ĐH Y Dược Tp. HCM; Người hướng dẫn: TS. Hà Thị Như Xuân – ĐH Y Dược Tp. HCM và TS. Sarah Verdon – ĐH Charles Sturrt, Australia.   TÓM TẮT Đặt vấn đề Ở Việt Nam, hiện nay việc sàng lọc cho trẻ có vấn đề ngôn ngữ thường rất hạn chế. Bộ công cụ sàng lọc ngôn ngữ Tiếng Việt (The Vietnamese Language Screening Tools – VLS) do tác giả Ivey, Verdon & Pham xây dựng năm 2018 trên một nhóm gồm 127 trẻ em trong độ tuổi 3 – 7 tuổi ở miền Bắc Việt Nam. Để VLS trở thành bộ công cụ sàng lọc phù hợp về mặt văn hóa và ngôn ngữ, cần thu thập dữ liệu chuẩn để so sánh và đánh giá những trẻ cùng lứa tuổi trên khắp Việt Nam. Mục...
Đọc Thêm

Xem thêm

Khám Rối loạn vận động tạo lời nói (Lược dịch)

By : 13883 Views05/07/2021
Khám Rối loạn vận động tạo lời nói (Lược dịch)

Lược dịch Chương 3: Examination of Motor Speech Disorders, in Joseph R. Duffy.  (2012). Motor Speech Disorders. Substrates, Differential Diagnosis, and Management. (3rd Ed) St Louis: Missouri. “Một tiến trình chẩn đoán tường tận bắt đầu với bước quan trọng là nhận biết loại rối loạn vận động nào mà bệnh nhân có biểu hiện” (W.F. ABDO và cs.) “Khám vận động cảm giác bằng cảm thụ…là một loạt các tiến trình lượng giá lời nói được thực hiện chủ yếu bằng tai và mắt…Đánh giá cảm thụ-thính giác vẫn là các phương thức căn bản mà qua đó dấu hiệu về khuyết tật (mất chức năng) của rối loạn vận động tạo lời nói được xác định” 40 (R.D.KENT) Sơ lược Chương 3 Mục tiêu của khám vận động tạo lời nói Mô...
Đọc Thêm

Xem thêm

Cơ sở Thần kinh của Vận động tạo lời nói và Bệnh lý liên quan (Lược dịch)

By : 1802 Views24/05/2021
Cơ sở Thần kinh của Vận động tạo lời nói và Bệnh lý liên quan (Lược dịch)

Lược dịch Chương 2: Neurologic Bases of Motor Speech and Its Pathologies, in Joseph R. Duffy.  (2012). Motor Speech Disorders. Substrates, Differential Diagnosis, and Management. (3rd Ed) St Louis: Missouri. “Khi nhìn vào sơ đồ của não trong quyển sách này, chúng ta có thể không bao giờ quên được sự phức tạp khó diễn đạt thành lời của các phản ứng mà từ đó được biểu tượng hóa một cách thô sơ và diễn đạt theo vị trí không gian.”84  C.S.SHERINGTON SƠ LƯỢC CHƯƠNG Kiến thức về giải phẫu thần kinh và sinh lý thần kinh là nền tảng cho chẩn đoán phân biệt và quản lý các rối loạn vận động tạo lời nói (MSD). Mục đích của chương này là xem xét nền tảng này cùng với việc giới thiệu các phân loại nhóm rộng cho bệnh thần kinh. Chương...
Đọc Thêm

Xem thêm

Tổng quan về Nói lắp

By : 1188 Views16/04/2021
Tổng quan về Nói lắp

Nói lắp không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của một người như khả năng giao tiếp bị hạn chế, mặc cảm, thiếu tự tin bản thân,… Nói lắp xảy ra rất phổ biến ở các bé nhỏ, nó làm các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng cho con em của mình. Do đó, nói lắp là gì, bé bị nói lắp phải làm sao, chỉnh nói lắp như thế nào là những vấn đề mà các bậc phụ huynh thường hay hỏi các nhà chuyên môn. Nói lắp là một rối loạn nhịp điệu bao gồm các vấn đề liên quan đến sự liền mạch và trôi chảy khi đang nói như kéo dài, lặp đi lặp lại một từ, một âm tiết ...
Đọc Thêm

Xem thêm

10 cách sửa nói ngọng cho trẻ

By : 9007 Views16/04/2021
10 cách sửa nói ngọng cho trẻ

Nếu con bạn đang gặp vấn đề về phát âm (nói ngọng) mà bạn chưa có biện pháp sửa lỗi cho con thì bạn hãy thử làm theo những cách chia sẻ trong bài viết này. Ngôn ngữ của trẻ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Nếu có sự trục trặc nào đó trong quá trình hình thành ngôn ngữ sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, điển hình là nói ngọng. Có 2 dạng nói ngọng ở trẻ – Nói ngọng sinh lý: cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi…Trường hợp này khá khó khắc phục. – Nói ngọng mang tính xã hội: phát âm lệch so với chuẩn. Khi đó bạn thử áp dụng 10 cách...
Đọc Thêm

Xem thêm

Âm và phân biệt âm trong ngôn ngữ tiếng Việt

By : 67872 Views18/03/2021
Âm và phân biệt âm trong ngôn ngữ tiếng Việt

Trong tiếng Việt có nguyên âm và phụ âm. Nguyên âm gồm nguyên âm đơn, nguyên âm đôi và nguyên âm ba. Có 12 nguyên âm đơn gồm: a, ă, â, u, ư, o, ô, ơ, e, ê, i, y. Nguyên âm đôi gồm: ai, ao, au, âu, ay, ây, eo, êu, ia, iê, yê, iu, oa, oă, oe, oi, ôi, ơi, oo, ôô, ua, ưa, uâ, ưa, uê, ui, ưi, uo, uô, ươ, ươ, ưu, uy và nguyên âm ba gồm: iêu, yêu, oai, oao, oay, oeo, uao, uây, uôi, ươi, ươu, uya, uyê, uyu. Tất cả các âm chính trong tiếng đều là nguyên âm. Thanh điệu luôn đặt ở trên nguyên âm. Không có nguyên âm thì không tạo thành tiếng. Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồn khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hoặc đứng sau các phụ âm để...
Đọc Thêm

Xem thêm

“TWANG” là gì?

By : 17019 Views17/03/2021
“TWANG” là gì?

“TWANG”, có bao giờ bạn nghe từ này chưa nhỉ? Nếu tra trong từ điển, “TWANG” có nghĩa là “giọng mũi”. Nhưng chúng ta cũng có một từ khác nói về giọng mũi là “NASSAL”, vậy chúng giống hay khác nhau, cách tạo ra âm thanh mũi và TWANG được sử dụng khi nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu về TWANG nhé. Có thể nói, cấu tạo giọng nói của chúng ta rất tuyệt vời, chỉ cần sự thay đổi nhỏ một thành phần trong “hộp tiếng” của chúng ta, thì sẽ tạo ra môt sắc thái âm thanh rất khác. TWANG là một trong những “sản phẩm” đó. Hãy tưởng tượng bạn đang cầm một ống dẫn nước, nếu bạn bóp đầu xịt lại thì nước sẽ văng ra mạnh hơn và nếu đầu ra càng bị bóp nhỏ thì nước lại càng mạnh hơn nữa....
Đọc Thêm

Xem thêm

Sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở trẻ sơ sinh: Phát hiện sớm & can thiệp thính lực cho trẻ

By : 1122 Views24/02/2021
Sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở trẻ sơ sinh:  Phát hiện sớm & can thiệp thính lực cho trẻ

                                                            (Ảnh minh họa) Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ khoa Sản Phụ Khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Sau khi bé chào đời, một trong những bài kiểm tra được chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện cho bé là sàng lọc mất thính lực . Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại bỏ qua và tới khi bé 2,5-3 tuổi mới phát hiện bé bị khiếm thính. Việc phát hiện muộn sẽ ảnh hưởng nhiều khả năng phát âm, giao tiếp so với bạn bè đồng trang lứa của bé. Vậy khi nào cần sàng lọc, nguyên nhân, phương pháp sàng lọc là gì? Tầm quan trọng của sàng lọc mất thính lực trên tất cả các trẻ sơ sinh 1.1 Mất thính lực là gì? Mất thính lực...
Đọc Thêm

Xem thêm

Bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ não

By : 830 Views30/01/2021
Bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ não

Sau đột quỵ não (ĐQN), ngoài những hậu quả về vận động, thì một tỷ lệ khá lớn có kèm theo rối loạn về ngôn ngữ (chiếm khoảng 40% số trường hợp, trong đó 40% rối loạn ngôn ngữ Broca, 36% rối loạn ngôn ngữ Wernicke, 24% rối loạn ngôn ngữ toàn bộ). Các rối loạn ngôn ngữ bao gồm: phát âm méo tiếng, nói ngọng, âm điệu bị biến đổi, nói lắp, ú ớ… khiến người bệnh gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí không nói được. Hậu quả của tình trạng này khiến người bệnh giao tiếp khó khăn, gây ức chế về tâm lý, cản trở mạnh mẽ đến công tác hướng nghiệp và hội nhập xã hội của bệnh nhân sau ĐQN. Vì vậy, việc thực hành ngôn ngữ trị liệu (NNTL) sớm và đúng cách cho bệnh nhân sau ĐQN mang...
Đọc Thêm

Xem thêm

Thực hiện nghiên cứu về Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam

By : 943 Views01/12/2020
Thực hiện nghiên cứu về Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam

Khóa ThS, Kỹ thuật Phục hồi chức năng chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh đang ở giai đoạn dạy – học và thực hành chuyên sâu về chuyên môn. Mười bốn (14) đề tài luận văn thạc sĩ của 14 học viên được các chuyên gia về NNTL hàng đầu của các trường ĐH Úc và các GS, PGS, TS của ĐH Y Dược Tp. HCMC tham gia hướng dẫn. Các đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng Y đức của nhà trường thông qua home. Các nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu cao nhất là thu thập được các bằng chứng tốt nhất ở từng mảng đề tài, góp phần vào thực hành dựa trên chứng cứ trong Ngôn ngữ trị liệu. Các nhóm nghiên cứu đang trong giai đoạn tập trung cao độ cho việc thu thập...
Đọc Thêm

Xem thêm

Quy định chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho người khiếm thị

By : 1596 Views29/10/2020
Quy định chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho người khiếm thị

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 15/2019/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019   THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHUẨN QUỐC GIA VỀ CHỮ NỔI BRAILLE CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của...
Đọc Thêm

Xem thêm

Đặc điểm của ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam

By : 27361 Views19/08/2020
Đặc điểm của ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam

ThS. Nguyễn Thị Bích Trang TT Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt- Viện KHGDVN (23/9/2016) Đặt vấn đề Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải thông tin, cảm xúc của con người. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại sử dụng một loại ngôn ngữ riêng. Ngữ điệu vùng miền, độ tuổi, giới tính tạo nên sự phong phú ngôn ngữ. Không chỉ là lời nói, chữ viết mà các cử chỉ, ký hiệu, biểu cảm khuôn mặt… cũng là cách để mọi người giao tiếp với nhau. Với những người khuyết tật nói chung và những người khiếm thị, khiếm thính nói riêng, khát khao được biết chữ luôn cháy bỏng. Hiểu được điều đó, nhiều người đã nỗ lực không ngừng để phát minh hệ thống những ngôn ngữ đặc biệt như:...
Đọc Thêm

Xem thêm

Giới thiệu chương trình tự học online dành cho cán bộ y tế/phục hồi chức năng: hướng dẫn và giáo dục bệnh nhân, người chăm sóc hoặc người nhà

By : 2377 Views21/07/2020
Giới thiệu chương trình tự học online dành cho cán bộ y tế/phục hồi chức năng: hướng dẫn và giáo dục bệnh nhân, người chăm sóc hoặc người nhà

Tổ chức Humanity & Inclusion Vietnam (HI) trân trọng giới thiệu một chương trình tự học online dành cho cán bộ y tế/phục hồi chức năng. Mục tiêu chung của chương trình này là nhằm cải tiến một số bước thực hành hiện tại liên quan đến quy trình xuất viện và chuyển giao việc chăm sóc bệnh nhân từ bệnh viện về nhà. Hy vọng rằng khi kết thúc khóa học, những người tham gia (người cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng như nhà vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, điều dưỡng và cả bác sĩ) sẽ cải thiện được phương pháp hướng dẫn và giáo dục bệnh nhân, người chăm sóc hoặc người nhà của bệnh nhân trong việc để việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân liên tục được thực...
Đọc Thêm

Xem thêm