Âm và phân biệt âm trong ngôn ngữ tiếng Việt

Trong tiếng Việt có nguyên âm và phụ âm.

Nguyên âm gồm nguyên âm đơn, nguyên âm đôi và nguyên âm ba.

Có 12 nguyên âm đơn gồm: a, ă, â, u, ư, o, ô, ơ, e, ê, i, y. Nguyên âm đôi gồm: ai, ao, au, âu, ay, ây, eo, êu, ia, iê, yê, iu, oa, oă, oe, oi, ôi, ơi, oo, ôô, ua, ưa, uâ, ưa, uê, ui, ưi, uo, uô, ươ, ươ, ưu, uy và nguyên âm ba gồm: iêu, yêu, oai, oao, oay, oeo, uao, uây, uôi, ươi, ươu, uya, uyê, uyu. Tất cả các âm chính trong tiếng đều là nguyên âm. Thanh điệu luôn đặt ở trên nguyên âm. Không có nguyên âm thì không tạo thành tiếng.

Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồn khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hoặc đứng sau các phụ âm để tạo thành tiếng khi nói.

Phụ âm thì gồm phụ âm đơn và phụ âm ghép. Các phụ âm đơn gồm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x và các phụ âm ghép gồm: ch, gh, gi, kh, nh, ng, ngh, ph, qu, th, tr.

Phụ âm là âm được phát ra từ thanh quản qua miệng, nhưng khi âm được phát ra thì luộng khí khi ra bị môi, rang, lười cản trở lại. Phụ âm được phát ra thành tiếng chỉ khi nó được phối hợp với nguyên âm.

Âm vô thanh: là những âm khi được phát ra sẽ không làm rung thanh quản. Nó như những tiếng động nhẹ như tiếng xì xì, tiếng bật, tiếng gió, ví dụ: /p/, /s/, /k/, t/, /ch/…

Âm hữu thanh: là những âm khi phát âm sẽ làm rung thanh quản, chẳng hạn như /b/, /d/, /g/, /v/, z/…

Âm tắc: là loại phụ âm mà trong quá trình phát âm, luồng hơi đi ra bị cản trở hoàn toàn ở vị trí cấu âm do sự tiếp xúc chặt của các cơ quan tham gia cấu âm. Vd. các phụ âm / b /, / p /, / d /, / t /, / k / (chữ viết b, p, đ, t, k) của tiếng Việt đều là những ÂT.

Theo phương thức cấu âm, các ÂT còn có thể được phân thành hai tiểu loại: ÂT nổ và ÂT ngậm. Trong tiếng Việt, các phụ âm đầu / p- /, / t- /, / k- / (chữ viết p, t; c, k, q) đều là những ÂT nổ, các phụ âm cuối / -p /, / -t /, / -k / (chữ viết p, t, c, ch) là những ÂT ngậm.

Âm tắc thanh quản: là âm được tạo nên do sự cản tắc luồng hơi trong thanh quản khi khe thanh bị khép chặt. Sự khép chặt khe thanh ở giai đoạn đầu của quá trình phát âm các nguyên âm trong nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, đã tạo nên ÂTTQ (kí hiệu ? ), vd. [ ?i ], [ ?a ], [ ?ui ], vv. Ở cuối thanh nặng trong các âm tiết không khép của tiếng Việt (vd. “mạ”, “mại”, “mạng”) có ÂTTQ, thường được gọi là hiện tượng tắc họng ngậm. Ở giữa thanh ngã (vd. trong “lã”, “lão”, “lãn”) cũng có ÂTTQ (hoặc mạnh, hoặc nhẹ), còn được gọi là hiện tượng tắc họng nổ. ÂTTQ trong tiếng Việt không được biểu thị bằng chữ viết.

Âm tắc xát: là phụ âm được hình thành bằng cách tạo ra một chỗ tắc cản luồng hơi cùng với khe hẹp tiếp sau ở cùng một vị trí cấu âm để hơi xát qua đó mà ra. Các phụ âm tắc xát thường được xem như một sự phối hợp cấu âm của một âm tắc và một âm xát tiếp sau. Trong hệ thống ngữ âm của tiếng Việt, không có ÂTX như ở một số ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Hán, vv.).

Âm xát: là phụ âm ồn được cấu tạo bằng phương thức cọ xát của luồng hơi đi ra qua khe hẹp do các bộ vị cấu âm tiếp xúc không hoàn toàn (tiếp xúc không chặt). Vd. các âm đầu của âm tiết tiếng Việt trong các từ “vui vẻ”, “phấn khởi”, “xa xôi”, “dịu dàng”, “gặp gỡ”, “khấp khởi”, đều là những phụ âm xát: / v- /, / f- /, / s- /, / z- /, / ɤ- /, / χ- / (chữ viết v, ph, x, d, g, kh).

Âm tiết mở: là âm tiết của tiếng Việt được kết thúc bằng chính nguyên âm tạo đỉnh. Xét về mặt sinh lí – cấu âm, các nguyên âm tạo đỉnh ở cuối âm tiết, luồng hơi trong ÂTM đi ra một cách tự do, không bị cản trở ở khoang miệng, vd. “y sĩ”, “hoa”, “mía”, vv.

Âm tiết khép: là âm tiết của tiếng Việt được kết thúc bằng các phụ âm tắc vô thanh, như / -p /, / -t /, / -k /. Xét về mặt sinh lí – cấu âm, các âm cuối này kết thúc âm tiết bằng phương thức tắc ngậm (không bật ra), được gọi là phương thức khép, vd. “hấp tấp”, “tất bật”, “mộc mạc”, “tách bạch”, vv. Nhiều ngôn ngữ dân tộc ít người ở Việt Nam cũng có loại hình ÂTK.

Âm tiết nửa khép: là tiết của tiếng Việt được kết thúc bằng một phụ âm vang mũi, như /- m/, / -n /, / -η /. Xét về mặt sinh lí – cấu âm, các âm cuối này kết thúc âm tiết bằng phương thức cản tắc ở khoang miệng, trong khi luồng hơi phát âm ÂTNK lại đi qua khoang mũi do ngạc mềm hạ xuống, vd. “Miền Nam”, “khang trang”, “hành chính”, vv.

Âm tiết nửa mở: là âm tiết của tiếng Việt được kết thúc bằng một bán nguyên âm: / -w / và / -j / (x. Bán nguyên âm). Xét về mặt sinh lí – cấu âm cũng như đặc tính âm học, âm cuối / -w / và / -j / có những đặc trưng giống nguyên âm / u / và / i /, nhưng được phát âm lướt, không mở đầy đủ như / u / và / i /. Phương thức kết thúc âm tiết bằng bán nguyên âm được gọi là phương thức nửa mở, vd “yêu kiều”, “sao chổi”, “trái lại”.

Âm tiết tính: là những âm:

  1. Có tính chất của âm tiết khi nói về thành phần âm tiết, trọng âm âm tiết, văn tự âm tiết.
  2. Có tư cách yếu tố cấu tạo âm tiết, xét về cấu trúc âm của âm tiết, tức là yếu tố được phát âm có âm hưởng vang (mạnh) với năng lượng lớn hơn (luồng hơi đi ra tự do) và xuất hiện với tư cách đỉnh của âm tiết. Yếu tố cấu tạo âm tiết hay yếu tố ÂTT của âm tiết tiếng Việt là nguyên âm (x. Âm chính). Vd. trong từ “ngôn ngữ” nguyên âm / o / (chữ viết ô) và nguyên âm / ɯ / (chữ viết ư) là yếu tố ÂTT. Ngoài ra, ở một số ngôn ngữ, yếu tố ÂTT có thể là phụ âm vang, vd. tiếng Anh: table (cái bàn), little (nhỏ bé), vv.
  3. Ngôn ngữ có cấu trúc ÂTT là ngôn ngữ trong đó âm tiết làm đại lượng cơ bản để hình thành nên các đơn vị ngôn ngữ ở cấp độ hình thái học (hình vị, từ…) như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán, vv.

Âm tiết vị: là âm tiết với tư cách là đơn vị âm vị học. Ở các ngôn ngữ có cấu trúc âm tiết tính (tiếng Việt, tiếng Hán, vv.), ranh giới âm tiết hầu như bao giờ cũng trùng hợp với ranh giới hình vị, do đó có quan niệm cho rằng âm tiết có tư cách là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất cấu tạo nên tín hiệu ngôn ngữ trong các ngôn ngữ đó, phần nào giống như âm vị trong các ngôn ngữ biến hình.

Âm tròn môi: là nguyên âm được hình thành cùng với sự chúm tròn của hai môi. Vd. trong tiếng Việt, các nguyên âm dòng sau / u /, / o /, / Ɔ / (chữ viết u, ô, o) đều là những ÂTM. Ở một số ngôn ngữ khác, các nguyên âm dòng trước cũng có thể là những ÂTM.

Nguồn: tổng hợp và từ vtudien.com

4.1 9 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Liên Quan