Kho dữ liệu
Quá trình nuốt bình thường ở người lớn: kiểm soát thần kinh trong quá trình nuốt
Sự điều hòa thần kinh của quy trình nuốt bao gồm sự kích hoạt của nhiều mức độ khác nhau trên các con đường hướng tâm và ly tâm ở các mức độ khác nhau của hệ thần kinh trung ương, bao gồm các dây thần kinh sọ, thân não, tiểu não, vùng dưới vỏ, vỏ não viền (limbic cortex), và vỏ não tân sinh (neocortex). Một số khía cạnh của quy trình nuốt dường như vận hành ở mức độ phản xạ thuần túy, nhưng có nhiều khả năng rằng quy trình nuốt không đại diện cho một đáp ứng mang tính phản xạ thuần túy, có thân não làm trung gian bởi vì các món ăn vào hiếm khi được nuốt theo cùng một cách như nhau bất kể sự tương đồng về dạng hay kích thước của viên thức ăn. Như vậy, quy trình nuốt được tin là đại...Đọc Thêm
Xem thêmQuá trình nuốt bình thường ở người lớn: Nuốt và tiến trình lão hóa bình thường
Ở những người trên 65 tuổi, một số thay đổi về khả năng nuốt có thể giải thích được của họ có thể đơn thuần quy về lý do tuổi tác. Những thay đổi này có thể có tác động làm mất bù nuốt. Một vài trong số những thay đổi này có thể xuất hiện sớm ở khoảng 45 tuổi. Những thay đổi này có thể được quy cho là do những thay đổi ngoại biên trong tri giác cảm giác, chẳng hạn như mùi và vị, và giảm sức mạnh cơ thứ phát do những thay đổi về khối cơ và tính co cơ. Sự mất đi sức mạnh cơ (lực) và tốc độ cơ ở những người già dẫn đến sự tăng lên, nhưng bình thường, về các khoảng thời gian nuốt so với nhóm những người trẻ hơn. Sự tăng thời gian của quy trình nuốt cũng được tìm thấy...Đọc Thêm
Xem thêmQuá trình nuốt bình thường ở người lớn: Sự thay đổi của viên thức ăn và cách đưa thức ăn vào
Việc thay đổi thể tích, kết cấu, vị, và cách thức đưa thức ăn vào có thể ảnh hưởng đến sinh cơ học của quy trình nuốt bình thường. Các điều chỉnh chế độ ăn thường được sử dụng trong điều trị cho các bệnh nhân có rối loạn nuốt (xem Chương 9, 10 và 15 để hỗ trợ trong việc bù trừ cho những khiếm khuyết của họ). Các điều chỉnh được chỉ định về thể tích, kết cấu (độ kết dính/độ nhớt), và vị để tạo điều kiện thuận lợi cho nuốt bình thường được dựa trên các nghiên cứu về những tác động của các tham số này lên quy trình nuốt bình thường. Các kết quả từ những nghiên cứu như vậy không thống nhất bởi vì tính đa dạng của đối tượng nghiên cứu, các công cụ đo lường...Đọc Thêm
Xem thêmQuá trình nuốt bình thường ở người lớn: Sinh lý bình thường
Nhiều nghiên cứu đã xem xét các khía cạnh bình thường của chuỗi nuốt miệng hầu. Cơ sở lý luận thường được sử dụng cho các nghiên cứu này đó là các nhà lâm sàng phải có khả năng so sánh các dữ liệu quy chuẩn với dữ liệu của bệnh nhân để quyết định liệu có tồn tại sự bất thường nào không. Mặc dù cách tiếp cận trong việc phát hiện này chỉ có giá trị tổng thể nói chung (heuristic appeal), các nghiên cứu về quá trình nuốt bình thường đã tiết lộ một sự biến thiên đa dạng rất lớn giữa các cá thể bình thường (khỏe mạnh), đặc biệt trong các giai đoạn chuẩn bị ở miệng và giai đoạn miệng trong quá trình nuốt. Một phần của sự đa dạng này có thể quy cho việc lựa chọn cá thể nghiên...Đọc Thêm
Xem thêmQuá trình nuốt bình thường ở người lớn: Giải phẫu bình thường về nuốt
Khoang miệng trải rộng từ hai môi ở phía trước đến khoang hầu mũi ở phía sau và có chứa lưỡi, nướu, và răng. Khoang miệng được tác biệt khỏi khoang mũi bởi khẩu cái cứng (bony palate) và khẩu cái mềm (velum, soft palate). Nó được cấu thành từ một hàm dưới (lower jaw, mandible) với tính di động khá cao, bao gồm một thân hình chữ U chứa các mỏm quan trọng cho các cơ bám vào. Hàm trên (upper jaw, maxilla), tiếp giáp xương gò má và được nối tiếp bởi các xương vòm miệng, nằm phía sau so với khoang mũi. Phần vuông gốc của các xương vòm miệng tạo thành phần sau của khoang mũi, trong khi phần ngang tạo thành phần sau của khẩu cái cứng. Khẩu cái mềm và thành hầu mũi sau dán kín và mở đường thông giữa...Đọc Thêm
Xem thêmĐánh giá chứng khó nuốt
Định nghĩa chính xác về chứng khó nuốt rất nhiều, nhưng nói ngắn ngọn, chứng khó nuốt là gặp khó khăn khi nuốt thức ăn đặc hay lỏng. Tình trạng này có thể mang tính chủ quan hay khách quan, và có thể liên quan đến cảm giác không thể nuốt, thức ăn ‘mắc lại’ hoặc không trôi xuống, nghẹn từng cơn, hoặc hít sặc thức ăn hoặc nước. Cần phân biệt với chứng nuốt đau (đau khi nuốt) và cảm giác nghẹn (cảm giác có một cục nghẹn trong cổ họng khi ăn). Chứng khó nuốt có thể do các bất thường về chức năng hoặc cấu trúc của khoang miệng, hầu họng, thực quản hoặc tâm vị dạ dày. [1] Cứ 17 người thì có một người sẽ bị chứng khó nuốt trong đời. [2] Tình trạng này được báo cáo xảy...Đọc Thêm
Xem thêmRối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến
Rối loạn nuốt là một di chứng tai biến mạch máu não rất thường gặp, ngoài việc làm bệnh nhân khó khăn trong ăn uống, rối loạn nuốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hít sặc, viêm phổi, khó thở và có thể dẫn đến tử vong. Phát hiện sớm rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não và điều trị kịp thời giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng, chức năng nuốt và việc ăn uống được sớm phục hồi. Rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não 1.1. Rối loạn nuốt là gì? Nuốt là một quá trình vừa chủ động vừa tự động, trong đó có sự phối hợp nhiều nhóm cơ để đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày, sinh lý nuốt được chia làm bốn giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn chuẩn...Đọc Thêm
Xem thêmĐột quỵ não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị cơ bản cho đột quỵ não là gì?
Tổng quan về Đột quỵ não Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não). Đột quỵ não xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ oxy. Khi đó một phần não bắt đầu chết đi và gây tổn thương não. Sau khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết và làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi. Chính vì vậy, “thời gian chính là não”. Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị duy nhất đó chính là “tái tưới máu cho não” càng nhanh càng tốt. Đột quỵ là...Đọc Thêm
Xem thêmHướng dẫn về hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận khuyết tật
Từ ngày 15/3/2019, Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH về xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bắt đầu có hiệu lực. Thông tư quy định hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật; hồ sơ, thủ tục và trình tự xác định mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật; kinh phí thực hiện xác định mức độ khuyết tật. Theo đó, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) quyết định thành lập gồm các thành viên sau: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng; b) Trạm...Đọc Thêm
Xem thêmChỉ thị số 39-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác người khuyết tật
Ngày 1/11/2019, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật. VOV xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến công tác người khuyết tật, đã ban hành, triển khai nhiều chủ trương, chính sách chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của người khuyết tật, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Công tác người khuyết tật đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp đối với người khuyết tật được nâng cao hơn, người khuyết tật ngày càng tự tin, thuận lợi hơn hoà nhập vào đời sống...Đọc Thêm
Xem thêmHướng dẫn Kỹ năng xã hội cho trẻ có nhu cầu đặc biệt
Tác giả: CNTL Lê Khanh Trong quá trình can thiệp và giáo dục cho các trẻ có nhu cầu đặc biêt, đối với những em đã có thể đạt đến khả năng tham gia học tập tại các trường bình thường trong chương trình hòa nhập, thì vẫn còn có một số trở ngại về hành vi tương tác xã hội gây khó khăn cho các em. Do đó, cha mẹ và giáo viên cần quan tâm đến việc hướng dẫn kỹ năng xã hội cho trẻ. Với các trẻ khó kiểm soát cảm xúc, phụ huynh cần lưu ý giúp trẻ phát triển các kỹ năng để tạo được các mối quan hệ tốt với môi trường xung quanh. Những kỹ năng xã hội cần thiết trong ba lĩnh vực là : Đàm thoại, Tương tác và Cảm xúc. LĨNH VỰC ĐÀM THOẠI Trẻ có nhu cầu đặc biệt thường kém trong việc phát...Đọc Thêm
Xem thêmPhát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Con người là một sinh vật xã hội – ngay từ khi sinh ra, con người đã có nhu cầu liên lạc, giao tiếp và ứng xử với môi trường và những người xung quanh để phát triển và tồn tại. Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kiến thức nền tảng của con người… I. Sự phát triển kỹ năng giao tiếp Không phải đợi đến khi trẻ đi học, thì cha mẹ mới quan tâm đến việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, mà ngay từ nhỏ đã phải có những quan tâm và tác động đến viêc phát triển kỹ năng cần thiết này, mà một trong những mối quan hệ chính yếu chính là kỹ năng giao tiếp giữa mẹ và con. 1. Kỹ năng giao tiếp của trẻ qua các lứa tuổi Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng...Đọc Thêm
Xem thêmNgôn Ngữ Trị Liệu cho bệnh Parkinson: Chăm sóc và Điều trị
Tiếp theo bài “Can thiệp Ngôn Ngữ Trị liệu cho bệnh nhân mắc bệnh Parkinson: Tổng quan” (Tạm dịch từ bài gốc tiếng Anh. Link: https://speechtherapyvn.net/en/speech-therapy-for-parkinsons-disease-management-and-treatment/ Dưới đây là mẫu một vài thiết bị hỗ trợ hiện có để giúp người bệnh Parkinson giao tiếp rõ ràng hơn (nếu có): (Dụng cụ) nâng khẩu cái Đây là một bộ dụng cụ nha khoa tương tự như một hàm duy trì. Nó nâng khẩu cái mềm và ngăn không khí thoát ra khỏi mũi khi nói. (Dụng cụ) khuyếch đại âm thanh/ ampli Đây là một ampli cá nhân mà có thể được dùng để tăng âm lượng giọng nói ở những người nói nhỏ. Ampli này cũng giúp giảm được sự mệt mỏi cho giọng nói. Hệ thống chuyển tiếp điện...Đọc Thêm
Xem thêmLĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành
Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số, được được trình bày theo cấu trúc là lĩnh vực phát triển bao gồm các chuẩn và chuẩn bao gồm các chỉ số. Bộ chuẩn là một trong các công cụ nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Đồng thời, bộ chuẩn cũng là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát...Đọc Thêm
Xem thêmSự phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đến trường (Kỳ cuối)
Tác giả: Phạm Văn Lam Ngôn ngữ ở trẻ em phát triển tuần tự, từ thấp đến cao, giai đoạn phát triển sau chỉ có thể đến được và được xác lập khi trẻ đã trải qua giai đoạn phát triển trước đó. Ở giai đoạn 18-24 tháng tuổi, sự tiến bộ trong ngôn ngữ và lời nói của trẻ gái và trẻ trai thể hiện rõ sự khác biệt: bé gái nói rõ hơn và nói được nhiều từ hơn bé trai; tuy nhiên, không có sự khác nhau đáng kể nào về độ dài và chất lượng câu nói giữa bé gái và bé trai. Giai đoạn 18-24 tháng tuổi Đến giai đoạn này, trẻ đã nhận biết và sử dụng được tên gọi của người quen, đồ vật quen thuộc trong nhà, các bộ phận cơ thể. Trẻ biết lắng nghe những câu chuyện ngắn, tập trung quan sát cuộc...Đọc Thêm
Xem thêm