Tiếp theo bài “Can thiệp Ngôn Ngữ Trị liệu cho bệnh nhân mắc bệnh Parkinson: Tổng quan”
(Tạm dịch từ bài gốc tiếng Anh. Link: https://speechtherapyvn.net/en/speech-therapy-for-parkinsons-disease-management-and-treatment/
Dưới đây là mẫu một vài thiết bị hỗ trợ hiện có để giúp người bệnh Parkinson giao tiếp rõ ràng hơn (nếu có):
(Dụng cụ) nâng khẩu cái
Đây là một bộ dụng cụ nha khoa tương tự như một hàm duy trì. Nó nâng khẩu cái mềm và ngăn không khí thoát ra khỏi mũi khi nói.
(Dụng cụ) khuyếch đại âm thanh/ ampli
Đây là một ampli cá nhân mà có thể được dùng để tăng âm lượng giọng nói ở những người nói nhỏ. Ampli này cũng giúp giảm được sự mệt mỏi cho giọng nói.
Hệ thống chuyển tiếp điện thoại TTY
Đây là dạng điện thoại được trang bị với một bàn phím để lời nói có thể được đánh máy hoặc đọc bởi một người điều và hành chuyển tiếp đển người nghe. Có thể đánh máy được toàn bộ tin nhắn hoặc chỉ những từ không hiểu.
Các thiết bị cộng nghệ thấp
Sổ ghi chép hoặc bảng ngôn ngữ có thể được sử dụng như những ký thuật giao tiếp thay thế.
Các thiết bị giao tiếp, cải thiện giọng nói điên tử công nghệ cao
Hiện có các máy tính với bộ tích hợp giọng nói và các thiết bị giao tiếp chuyên dung.
Nếu người bệnh quan tâm và muốn mua các thiết bị hỗ trợ giao tiếp điện tử thì nên thảo luận với các nhà trị liệu ngôn ngữ trước khi liên hệ với các đại diện bán các thiết bị này.
Các đối tác giao tiếp.
Dưới đây là một vài cách mà người nghe có thể giúp những người có khó khăn khi nói và giao tiếp :
- Chỉ nói chuyện mặt đối mặt với người đó, và nhìn vào người đó khi anh ấy/cô ấy nói
- Hỏi các câu hỏi cần câu trả lời “có” hoặc “không”
- Lập lại phần câu mà bạn đã hiểu. (Ví dụ : “Bạn muốn tôi lên lầu và lấy cái gì?”
- Yêu cầu người đó lập lại những gì anh ấy/cô ấy nói, hoặc yêu cầu anh ấy/cô ấy nói chậm hơn hoặc đánh vần những từ mà bạn không hiểu.
Link tiếng Anh: https://speechtherapyvn.net/en/speech-therapy-for-parkinsons-disease-management-and-treatment/