KIỂM TRA KỸ NĂNG NGHE Ở TRẺ BẰNG 6 ÂM LING

Có rất nhiều cách để kiểm tra kỹ năng nghe của trẻ, phương pháp đơn giản và nhanh nhất được rất nhiều giáo viên và phụ huynh sử dụng đó là “Kiểm tra nhanh bằng 6 âm Ling”.

6 âm Ling là gì?

6 âm Ling là các âm bao gồm: a, u, i, m, s, x. Nó đại diện những âm lời nói khác nhau từ âm có tần số thấp đến âm có tần số cao. 6 âm Ling giúp kiểm tra việc nghe của trẻ và kiểm tra xem trẻ có tiếp cận được cả dãy tần số của âm thanh lời nói cần thiết để học ngôn ngữ không. Có thể kiểm tra sự phát hiện cũng như sự nhận biết các âm thanh xuyên suốt các dãy tần của âm thanh lời nói. Nó cũng giúp ta kiểm tra thiết bị có hoạt động ổn định không

Cách kiểm tra khả năng nghe của trẻ với 6 âm Ling

  • Sau khi trẻ đã mang thiết bị, người kiểm tra chắc chắn rằng hai người đang ở nơi yên tĩnh và tâm trạng trẻ ổn định, thông báo cho trẻ biết trẻ cần chú ý lắng nghe.
  • Người kiểm tra đứng/ngồi hơi lùi ra sau trẻ một chút sao cho trẻ không nhìn được môi miệng của người kiểm tra, khoảng cách từ miệng người kiểm tra đến micro của thiết bị của trẻ khoảng 20cm. Nếu chọn đứng/ngồi trước mặt trẻ thì phải đảm bảo mặt người kiểm tra phải ở ngang tầm mặt trẻ, được che lại bằng khung che hay một vật dụng nào đó bằng vật liệu màu sẫm để không nhìn thấy miệng và có thể cho âm thanh đi xuyên qua mà không ảnh huởng lớn đến chất lượng âm thanh.
  • Người kiểm tra cần phát ra các âm thuộc bộ 6 âm Ling ở mức độ trò chuyện trung bình nhưng riêng lẻ nhau và mang tính ngẫu nhiên để chắc rằng trẻ không đoán âm gì sẽ được phát ra tiếp theo bởi vì trật tự của các âm.
  • Giai đoạn đầu, khi trẻ mỉm cười, quay đầu nhìn,… người kiểm tra nên khuyến khích trẻ: “Con nghe đó!”, “Nghe giỏi đó!”. . . Sau đó động viên trẻ trả lời bằng cách lặp lại âm được nghe.
  • Khi trẻ đáp ứng (phát hiện/nhận biết) cách nhất quán ở khoảng cách đó, hãy tăng dần khoảng cách lên 60 cm, rồi lên 1 mét, rồi 3 mét. (60cm là khoảng cách trò chuyện giữa 2 người, 1m là khoảng cách trò chuyện trong nhóm có hơn 2 người).
  • Trong khi chờ đợi để nghe âm thanh mà trẻ quay lại lắc tay cho biết là trẻ không nghe, cũng thuộc bước phát hiện âm thanh.
  • Nếu trẻ không đáp ứng một âm thanh nào đó, hãy lặp lại âm đó với việc có lưu ý nhấn giọng hoặc kéo dài âm đó ra hơn một chút. Nếu trẻ vẫn không nghe thấy, hãy chuyển sang âm khác và ghi nhận vào phiếu về âm mà trẻ không nghe để báo cho nhà thính học chỉnh máy cho trẻ.

Người kiểm tra nên có một biểu bảng 6 âm Ling để ghi nhân sự nghe của trẻ hàng ngày. Cần ghi chú: trẻ sử dụng thiết bị gì (ốc tai điện tử/máy trợ thính); trẻ nghe được ngay lần đầu hay phải lặp lại lần hai, trẻ nghe ở khoảng cách nào; nếu trẻ lặp lại thì trẻ lặp lại đúng âm đó hay lặp lại thành một âm gì khác (ghi chú lại).

Những ghi chú ấy rất có ích cho các chuyên gia thính học hoặc bác sĩ chuyên khoa khi hiệu chỉnh máy trợ thính.

Kiểm tra vào những lúc nào?

Việc kiểm tra sự lắng nghe bằng 6 âm Ling được thực hiện mỗi buổi sáng, mỗi đầu các tiết học, mỗi khi trẻ mang lại máy sau thời gian mở máy ra để ngủ trưa, để đi tắm, để đi ngoài mưa sợ ướt…

Khi trẻ đã quen với việc kiểm tra bằng 6 âm Ling này thì người kiểm tra (phụ huynh, giáo viên…) chỉ mất khoảng 30 giây để kiểm tra sự lắng nghe của trẻ.

Nếu bạn hoặc người thân đang có những triệu chứng bất thường liên quan đến thính giác, hãy liên hệ ngay với các nhà chuyên môn để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Hình: 6 âm Ling

Nguồn: https://quangduc.vn/kiem-tra-ky-nang-nghe-o-tre-bang-6-am-ling/

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Liên Quan