Can thiệp Ngôn Ngữ Trị liệu cho bệnh nhân mắc bệnh Parkinson: Tổng quan

(Tạm dịch từ bài gốc tiếng Anh. Link: https://speechtherapyvn.net/en/speech-therapy-for-parkinsons-disease/)

Chương trình Trị liệu Giọng nói Lee Silverman đã chứng minh giá trị quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Bài này đưa ra các lời khuyên giúp người bệnh cải thiện giao tiếp.

 

Lời khuyên về thông tin cải thiện giao tiếp

Rối loạn vận ngôn (khó nói) và rối loạn nuốt (khó nuốt) có thể là các triệu chứng gây hạn chế nghiêm trọng cuộc sống của bệnh nhân mắc nệnh Parkinson. Những rối loạn này có thể được cải thiện khi người bệnh được giới thiệu đến một nhà trị liệu ngôn ngữ.

Chương trình Trị liệu Giọng nói Lee Silverman đã chứng minh giá trị quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Bệnh nhân nên được giới thiệu đến một nhà trị liệu ngôn ngữ có kinh nghiệm thực hiện can thiệp bằng Chương trình Trị liệu Giọng nói Lee Silverman.

Những người mắc bệnh Parkinson có thể sẽ khó phát âm rõ ràng. Điều này là do các cơ trong thanh quản, cổ họng, vòm miệng, lưỡi và môi bị yếu.

Những tình trạng này có thể dẫn đến một số khiếm khuyết về lời nói sau đây:

  • Giọng khàn hoặc căng
  • Giọng nói bị nghẹt hoặc giọng mũi
  • Lời nói không rõ ràng hoặc bị méo tiếng

Các nhà trị liệu ngôn ngữ có thể giúp những người mắc bệnh Parkingson duy trì tối đa các kỹ năng giao tiếp. Họ cũng dạy các kỹ thuật bảo tồn năng lượng, bao gồm cả các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Các nhà trị liệu ngôn ngữ cũng có thể:

  • Khuyến nghị các kỹ thuật giao tiếp phù hợp để có thể hỗ trợ cho người bệnh thành công trong các hoạt động hàng ngày.
  • Điều trị tất cả các loại vấn đề về lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp.
  • Đánh giá chức năng nuốt và đề nghị những thay đổi cần thiết.

Lời khuyên để duy trì và tăng cường giao tiếp

  1. Chọn một môi trường ít tiếng ồn. Cố gắng nói át tiếng tivi hoặc radio có thể sẽ gây khá nhiều mệt mỏi.
  2. Hãy nói chậm rãi.
  3. Hãy chắc chắn người nghe có thể nhìn thấy khuôn mặt của bạn. Nhìn vào người nghe khi bạn đang nói chuyện. Một căn phòng được chiếu sáng tốt cũng sẽ tăng cường khả trò chuyện trực tiếp mặt đối mặt, làm cho cuộc hội thoại dễ hiểu hơn.
  4. Sử dụng các cụm từ ngắn. Nói một hoặc hai từ, hoặc âm tiết với mỗi nhịp thở.
  5. Cấu âm thật chi tiết lời nói của bạn bằng cách kéo dài các nguyên âm và phóng đại các phụ âm.
  6. Chọn một tư thế và vị trí thoải mái sao cho bạn có thể thực hiện được các cuộc trò chuyện dài và căng thẳng.
  7. Hãy lưu ý rằng các bài tập nhằm tăng cường cơ bắp yếu có thể phản tác dụng. Luôn luôn hỏi nhà trị liệu ngôn ngữ của bạn bài tập nào là phù hợp với bạn.
  8. Lên kế hoạch thời gian nghỉ không nói trước khi thực hiện những cuộc trò chuyện hoặc các cuộc gọi điện thoại được lên lịch trước. Nên nhớ rằng tình trạng mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng nói của bạn. Những kỹ thuật có hiệu quả vào buổi sáng có thể không có hiệu quả vào các thời điểm khác trong ngày.
  9. Nếu bạn nói nhỏ và giọng nói của bạn trở nên trầm, hãy cân nhắc sử dụng bộ ampli khuếch đại tiếng nói.
  10. Nếu bạn đang sử dụng mặt nạ thở (có ống được thổi phồng), có thể sử dụng thanh quản điện tử hoặc ống hô hấp cung cấp nguồn không khí thay thế.
  11. Nếu có người không hiểu được lời của bạn, các chiến lược sau có thể giúp ích cho bạn:
    • Nếu bạn có thể viết mà không gặp khó khăn, hãy luôn mang theo giấy và bút dự phòng để có thể viết ra những gì bạn đang cố gắng nói.
    • Nếu bạn bị khó viết, hãy sử dụng bảng chữ cái để chỉ đến chữ cái đầu tiên của các từ được nói.
    • Đánh vần bằng lời hoặc bằng bảng chữ cái các từ bạn đang nói nếu người nghe không hiểu.
    • Thiết lập chủ đề trước khi nói.
    • Sử dụng lời nói điện báo ngắn gọn. Loại bỏ những từ không cần thiết để truyền đạt ý nghĩa của chủ đề.

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ, còn được gọi là Giao tiếp Tăng cường và Thay thế (AAC), là một phương thức giao tiếp mà không dùng lời nói. Khi nhu cầu giao tiếp không thể được đáp ứng thông qua lời nói, những người mắc bệnh Parkinson có thể áp dụng những kỹ thuật sau:

  • Lời nói còn lại (tận dụng tối đa khả năng nói còn lại)
  • Sử dụng hiệu quả biểu cảm gương mặt và cử chỉ
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ có thể giúp những người gặp khó khăn trong việc nói có thể nói tốt hơn, do:
  • Giảm sự bức bối và căng thẳng của việc không thể giao tiếp
  • Giảm bớt áp lực phải dùng lời nói
  • Làm cho người nói cảm thấy thoải mái hơn và tìm được cách truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu hơn

Nguồn: https://my.cleoweenclinic.org/health/disease/9392-speech-theracco-for-parkinsons-disease

 

Link tiếng Anh: https://speechtherapyvn.net/en/speech-therapy-for-parkinsons-disease/

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Liên Quan