Trẻ chậm nói, can thiệp muộn – chậm trễ tương lai của con

Theo mốc phát triển thông thường, trẻ từ 18 tháng tuổi là có thể nói được. 2 tuổi con bạn chưa nói được coi là chậm nói. Vậy hỗ trợ điều trị và can thiệp thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.

Vì sao con chậm nói?
Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát nói, điển hình 3 nguyên nhân lớn dưới đây:
Nguyên nhân thực thể: Do trục trặc trong vòm miệng, hở hàm ếch, môi, các vấn đề về vận động cơ miệng khiến trẻ khó nói. Có thể trẻ gặp các vấn đề về thính lực khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu, tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ.
Nguyên nhân tâm lý: Do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê (sống trong môi trường thiếu kích thích, tương tác trong thời gian dài), hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Rối loạn tự kỷ hay chậm phát triển: Liên quan tới khả năng nhận thức, trí tuệ, khả năng bắt chước – trường hợp này rất khó can thiệp.

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện điển hình của trẻ chậm nói, ba mẹ cần cho trẻ đi khám tại các bác sĩ chuyên khoa nhi để có kết luận chính xác về tình trạng của trẻ, trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể hay tâm lý hay tự kỷ từ đó định hướng phương pháp can thiệp cho trẻ.

Hỗ trợ điều trị và can thiệp cho trẻ chậm nói như thế nào?
Trẻ chậm nói có thể chia thành 2 dạng: Chậm nói đơn thuần và chậm nói do những khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ – hội chứng tự kỷ.
Dù là trẻ thuộc trường hợp nào ba mẹ cũng không nên chủ quan.

Hãy tham khảo một số giải pháp dưới đây:

Hãy trò chuyện với trẻ nhiều hơn:
Ba mẹ cần dành thời gian bên con nhiều hơn, trò chuyện với con về những câu chuyện đời thường đơn giản nhất. Trẻ có thể không phản ứng với câu chuyện nhưng trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm, cũng như những cử chỉ trìu mến mà ba mẹ dành cho mình.

Trò chuyện với trẻ chậm nói

Trẻ lắng nghe cũng là một cách làm giàu vốn từ vựng cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ những bước đệm để cải thiện khả năng nói. Hãy trò chuyện với trẻ mọi lúc, mọi nơi, để trẻ làm quen dần với ngôn ngữ.

Bắt chước ngôn ngữ của trẻ là một sai lầm:
Trẻ nhỏ, các cơ quan phát âm cũng như vận động cơ miệng của trẻ chưa được linh hoạt khiến cho những từ trẻ nói ra không chuẩn, ngọng và sai. Nhưng tuyệt đối ba mẹ không bắt chước con để làm trò cười. Trẻ có thể cho rằng mình làm đúng và tiếp tục, làm tình trạng trẻ nói ngọng nhiều hơn, trở thành thói quen khó sửa.

Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời:
Trẻ chậm nói, nếu ba mẹ bao bọc trẻ quá nhiều khiến trẻ càng thu mình, càng ngại nói. Trẻ cần được vui chơi, nô đùa cùng các bạn bè đồng lứa.

Trẻ cùng độ tuổi ít nhiều sẽ có những suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống giống nhau, chúng dễ làm thân, tương tác với nhau hơn. Tiếp xúc nhiều, trẻ sẽ không còn nhút nhát, ngại nói, và lúc này trẻ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ hơn.

Dạy trẻ từ những cái đơn giản, nhỏ nhặt nhất:
Đừng bao giờ áp đặt suy nghĩ của người lớn vào trẻ nhỏ. Cũng đừng bao giờ so sánh con mình với những trẻ khác, con chậm nói không có nghĩa là con kém cỏi.

Kho từ vựng của trẻ nhỏ là không nhiều, ba mẹ cần giúp trẻ tích lũy dần dần, từng bước từng bước một, dạy con từ đơn trước, dạy từ ghép sau, tiếp đó có thể dạy câu đơn rồi lại dạy trẻ ghép câu đơn.

Trong khi chỉ bảo cho trẻ cần phải có quá trình nhắc lại những gì mà trẻ đã học trước đó.

Dạy trẻ nói không chỉ qua khẩu hình miệng mà cần cả hình ảnh và hành động minh họa. Cần kết hợp toàn bộ các giác quan của trẻ.

Dạy trẻ chậm nói kết hợp hình ảnh

Chậm nói có phải tự kỷ?
Chậm nói là dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ. Nhưng không phải trẻ chậm nói nào cũng là trẻ tự kỷ.

Chậm nói thường do bản thân trẻ gặp khó khăn với ngôn ngữ, môi trường không thuận lợi.

– Trẻ chậm nói đơn thuần vẫn có thể giao tiếp bằng mắt, vẫn hiểu được và làm theo những chỉ dẫn của người lớn, tâm vận động như trẻ bình thường.
– Trẻ chậm nói do tự kỷ: trẻ cần được đánh giá theo 3 tiêu chuẩn cơ bản dưới đây:
 Giảm tương tác xã hội: Không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp, gọi không quay lại…
 Giảm giao tiếp ngôn ngữ: Chậm nói, không biết chơi đóng vai…
 Có hành vi lặp đi lặp lại: Đi kiễng chân, ngồi vỗ tay một mình hoặc thích lắc lư người…

Những đặc trưng này sẽ giúp ba mẹ phân biệt được con mình có thể đang ở trường hợp nào.

Chậm nói có kém thông minh?
Phát triển ngôn ngữ không phải là cách đo đạc trí não của trẻ mặc dù nó có đôi chút liên quan.

Trẻ chậm nói thường chỉ là đặc điểm phát triển khác biệt một chút, nó cho thấy trẻ nhà bạn có những cách thể hiện khác những trẻ khác, hoặc tập trung vào những thứ mà trẻ thấy hứng thú hơn là ngôn ngữ.

Nếu trẻ được chẩn đoán là chậm phát triển, trẻ có thể kèm theo chậm nói hoặc chậm biết đi.

Nhưng nếu trẻ chậm nói, chậm biết bò hoặc biết đi, không có nghĩa là trẻ chậm phát triển, kém thông minh.

Theo thống kê, trẻ chậm nói là tình trạng phổ biến. Cứ 10 trẻ sẽ có 1 trẻ bị chậm nói, và trong hầu hết các trường hợp – nó không phải là dấu hiệu cho thấy trẻ kém thông minh.

Khi con gặp khó khăn, không có ai lo lắng cho con bằng mẹ. Bất cứ bà mẹ nào cũng vậy, con là động lực giúp mẹ chiến đấu, nỗ lực với những khó khăn của cuộc sống hàng ngày. Những người mẹ có con chậm nói càng thấu hiểu hơn được những nỗi khó khăn, vất vả mà các mẹ đã trải qua. Đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm mà các mẹ đúc rút được trong quá trình nuôi dạy con chậm nói một cách chân thực nhất.

Mong cho con có điều kiện phát triển tốt nhất là mong ước của ba mẹ, nhưng con cần hơn cả là sự quan tâm, chăm sóc của ba mẹ, dành nhiều thời gian bên con hơn. Phát hiện sớm, can thiệp sớm, tương lai con mới không bị lỡ nhịp.

Nguồn: http://roiloanphattrien.vn/tre-cham-noi-can-thiep-muon-cham-tre-tuong-lai-con/?utm_source=ADX+-+KW+-+PP+Dieu+tri+cham+noi&utm_medium=ADX+-+KW&utm_campaign=ADX&cpa_tid=01D6J89FMH9X1M9HE7ZEBA7T50&_tp=11&tpn=4&dmn=kenh14.vn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Liên Quan