Thông tin ngôn ngữ trị liệu

Thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất: Những thắc mắc thường gặp (Kỳ 1)

By : 1905 Views14/04/2019
Thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất: Những thắc mắc thường gặp (Kỳ 1)

Tác giả: Phạm Văn Lam – Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Loạt bài gồm 4 kỳ của nhà nghiên cứu Phạm Văn Lam sẽ cung cấp thêm kiến thức để giải đáp phần nào những thắc mắc về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất – quá trính chiếm lĩnh, nắm bắt và sử dụng ngôn ngữ – của trẻ em. Mời quý độc giả theo dõi. Biết nói là một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển của bất kì đứa trẻ nào, bởi lẽ, biết nói tức là trẻ đã chiếm lĩnh được một cách chính thức một công cụ tư duy và biểu đạt tường minh và vẹn toàn nhất của con người. Do vậy mà bậc cha mẹ nào cũng nên dành nhiều thời gian nhất để quan tâm, theo dõi và uốn nắn,… quá trình...
Đọc Thêm

Xem thêm

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành

By : 4871 Views29/03/2019
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành

Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số, được được trình bày theo cấu trúc là lĩnh vực phát triển bao gồm các chuẩn và chuẩn bao gồm các chỉ số. Bộ chuẩn là một trong các công cụ nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Đồng thời, bộ chuẩn cũng là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát...
Đọc Thêm

Xem thêm

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đến trường (Kỳ cuối)

By : 1193 Views28/03/2019
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đến trường (Kỳ cuối)

Tác giả: Phạm Văn Lam Ngôn ngữ ở trẻ em phát triển tuần tự, từ thấp đến cao, giai đoạn phát triển sau chỉ có thể đến được và được xác lập khi trẻ đã trải qua giai đoạn phát triển trước đó. Ở giai đoạn 18-24 tháng tuổi, sự tiến bộ trong ngôn ngữ và lời nói của trẻ gái và trẻ trai thể hiện rõ sự khác biệt: bé gái nói rõ hơn và nói được nhiều từ hơn bé trai; tuy nhiên, không có sự khác nhau đáng kể nào về độ dài và chất lượng câu nói giữa bé gái và bé trai. Giai đoạn 18-24 tháng tuổi Đến giai đoạn này, trẻ đã nhận biết và sử dụng được tên gọi của người quen, đồ vật quen thuộc trong nhà, các bộ phận cơ thể. Trẻ biết lắng nghe những câu chuyện ngắn, tập trung quan sát cuộc...
Đọc Thêm

Xem thêm

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đến trường (Kỳ 2)

By : 996 Views28/03/2019
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đến trường (Kỳ 2)

Tác giả: Phạm Văn Lam Nếu ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi, năng lực bắt chước ngôn ngữ của trẻ chính thức được hình thành thì ở giai đoạn 12-24 tháng tuổi, quá trình học ngôn ngữ của trẻ bước sang một giai đoạn mới – trẻ đã có thể sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ để tiến hành giao tiếp. Giai đoạn 6-12 tháng tuổi Bước vào giai đoạn này, những thành tựu ngôn ngữ mà trẻ có được ở giai đoạn trước phát huy mạnh mẽ. Năng lực nghe và phát âm của trẻ tiến bộ rõ rệt. Ngay từ đầu giai đoạn, trẻ đã chủ động tiến hành các hoạt động lời nói hơn trước. Tháng thứ chín và mười là những tháng đánh dấu sự thay đổi đáng kể sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ở tháng thứ bảy, trẻ liên tục...
Đọc Thêm

Xem thêm

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đến trường (Kỳ 1)

By : 1798 Views28/03/2019
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đến trường (Kỳ 1)

Loạt bài gồm 3 kỳ của nhà nghiên cứu Phạm Văn Lam sẽ cung cấp một số điểm quy chiếu về tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ ở một giai đoạn hết sức quan trọng, đó là giai đoạn tiền học đường từ 0-6 tuổi. Giai đoạn 0 – 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bởi lẽ, trong giai đoạn này, nếu trẻ không được tiếp xúc với môi trường ngôn ngữ tự nhiên thì về sau chúng không thể hoặc rất khó có năng lực ngôn ngữ như bình thường. Sự phát triển ngôn ngữ và các kĩ năng giao tiếp của trẻ trong giai đoạn này quan trọng đối với cả việc phát triển các tế bào thần kinh lẫn việc hình thành các mối liên kết giữa các tế bào thần kinh –...
Đọc Thêm

Xem thêm

Các mốc phát triển về giao tiếp của trẻ như thế nào?

By : 7764 Views22/03/2019
Các mốc phát triển về giao tiếp của trẻ như thế nào?

Làm thế nào để bé tìm hiểu về mối giao tiếp với những người xung quanh? Khi nào bé bắt đầu biết kết bạn? Tất cả đều nhờ bố mẹ – những người bạn đầu tiên trong cuộc đời của bé. Khi nào bé bắt đầu giao tiếp? Trong năm đầu đời, bé hầu như chỉ giới hạn giao tiếp với bố mẹ. Tất cả nỗ lực, sự tập trung của bé đều dồn vào việc mày mò năng lực của bản thân và khám phá thế giới xung quanh như quan sát, cầm nắm đồ vật, học lật, học bò, học đi, học nói… Ngay cả khi bé vẫn còn chưa biết bập bẹ, cứ mỗi lần được bố mẹ hỏi chuyện hoặc đọc truyện cho nghe là bé đã bắt đầu tiếp thu để chuẩn bị cho giai đoạn ngôn ngữ phát triển hơn về sau này. Khi lên 2 tuổi, bé...
Đọc Thêm

Xem thêm

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ 0-4 tuổi

By : 2375 Views22/03/2019
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ 0-4 tuổi

Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, là công cụ của nhận thức và tư duy, có vai trò quan trọng trong các quá trình tâm lý khác. Những năm tháng đầu đời là giai đoạn phát triển rất quan trọng cho ngôn ngữ của trẻ. Đây là thời kỳ trẻ phát triển nhanh chóng và có tính chất quyết định về giao tiếp. Phụ huynh cần theo dõi để có sự thăm khám, can thiệp kịp thời nếu phát hiện bất thường ở trẻ. Dưới đây là những giai đoạn phát triển có tính tương đối của trẻ từ 0 đến 4 tuổi: Giai đoạn 0-3 tháng: – Giật mình với tiếng động bất ngờ. – Quay mặt về phía người nói. – Khóc thể hiện đang đói hay đang giận giữ. – Bắt đầu phát âm để thể hiện sự thích thú. – Thường xuyên phát âm để...
Đọc Thêm

Xem thêm

Làm gì khi trẻ chậm nói?

By : 1104 Views22/03/2019
Làm gì khi trẻ chậm nói?

Thời điểm những năm tháng đầu đời có vai trò quyết định đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ở từng giai đoạn, trẻ có những bước tiến cơ bản trong giao tiếp. Cha mẹ cần theo dõi để có sự thăm khám, can thiệp kịp thời nếu phát hiện bất thường ở trẻ. Trẻ chậm nói có thể do cơ quan thính lực, cơ quan phát âm có vấn đề, do dị tật ở não, một số bệnh lý như hội chứng Down, trẻ có thể trạng cơ mềm nhão, động kinh thể đặc biệt. Ngoài ra, cũng có thể do nguyên nhân về tâm lý, môi trường như trẻ không được tắm mình trong môi trường ngôn ngữ (gia đình quá cưng chiều hoặc quá bận rộn, bỏ bê không nói chuyện nhiều với trẻ, trẻ xem tivi nhiều), đã xảy ra một biến cố nào đó...
Đọc Thêm

Xem thêm

Tìm kiếm Cộng tác viên viết bài cho website “Ngôn ngữ trị liệu Việt Nam”

By : 1428 Views06/03/2019
Tìm kiếm Cộng tác viên viết bài cho website “Ngôn ngữ trị liệu Việt Nam”

1. Giới thiệu Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022, thông qua Dự án DISTINCT của tổ chức VietHealth, MCNV được nhận tài trợ từ tổ chức USAID để tiến hành Dự án Phát triển đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại (NNTL) Việt Nam. Dự án này nhằm mục đích góp phần thiết lập nền tảng vững chắc cho công tác phát triển đào tạo ngành NNTL tại Việt Nam một cách có hệ thống. Đại học Y Dược Tp. HCM và Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng tham gia Dự án với tư cách là hai đối tác thực hiện của Dự án. Tổ chức Trinh Foundation Australia (TFA) tham gia với tư cách là Tư vấn chuyên môn cho Dự án. Một trong các hoạt động của Dự án là thiết kế – xây dựng website về Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam. Sau...
Đọc Thêm

Xem thêm

Tập ăn, tập nói cho bệnh nhân ung thư đầu cổ

By : 686 Views06/03/2019
Tập ăn, tập nói cho bệnh nhân ung thư đầu cổ

Quá trình phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có thể ảnh hưởng đến chức năng nói và nuốt của bệnh nhân nên cần sớm trị liệu ngôn ngữ. Bác sĩ Tan Hui Yong tại trung tâm phục hồi chức năng Mount Elizabeth, Singapore, khẳng định việc trị liệu ngôn ngữ rất cần cho bệnh nhân ung thư đầu và cổ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân được điều trị ngôn ngữ và khả năng nuốt trước khi xạ trị có kết quả tốt hơn trong việc duy trì cấu trúc cơ và chức năng nuốt. Ngoài ra, mô xơ có thể xuất hiện nhiều năm sau khi xạ trị ảnh hưởng tới khả năng nói rõ và nuốt của bệnh nhân. Chính vì vậy, tiếp tục tập luyện để phòng tránh hoặc tối thiểu hóa các tác dụng phụ là điều quan trọng. Bệnh nhân ung...
Đọc Thêm

Xem thêm

Chứng khó nuốt ở trẻ em: Sinh lý học, Đánh giá và Quản lý

By : 950 Views04/03/2019
Chứng khó nuốt ở trẻ em: Sinh lý học, Đánh giá và Quản lý

Tác giả: Pamela Dodrill và Memorie M. Gosa Tuổi nhũ nhi và tuổi ấu thơ đại diện cho một khoảng thời gian tăng trưởng thể chất và phát triển nhận thức tuyệt vời. Để đạt được tiềm năng tăng trưởng tuyến tính và tiềm năng phát triển thần kinh, trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ phải có khả năng tiêu thụ đủ năng lượng và chất dinh dưỡng một cách chắc chắn và an toàn. Nuốt khó ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng bất lợi về khẩu phần dinh dưỡng, sự tăng trưởng và phát triển. Vì vậy bắt buộc phải xác định chính xác và quản lý nuốt khó một cách phù hợp. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về nuốt khó ở trẻ em, cũng như nguyên nhân khó nuốt thường gặp ở trẻ, nhóm trẻ em có nguy cơ khó nuốt,...
Đọc Thêm

Xem thêm

Đánh giá chứng khó nuốt

By : 844 Views25/12/2018
Đánh giá chứng khó nuốt

Định nghĩa chính xác về chứng khó nuốt rất nhiều, nhưng nói ngắn gọn, chứng khó nuốt là gặp khó khăn khi nuốt thức ăn đặc hay lỏng. Tình trạng này có thể mang tính chủ quan hay khách quan, và có thể liên quan đến cảm giác không thể nuốt, thức ăn ‘mắc lại’ hoặc không trôi xuống, nghẹn từng cơn, hoặc hít sặc thức ăn hoặc nước. Cần phân biệt với chứng nuốt đau (đau khi nuốt) và cảm giác nghẹn (cảm giác có một cục nghẹn trong cổ họng khi ăn). Chứng khó nuốt có thể do các bất thường về chức năng hoặc cấu trúc của khoang miệng, hầu họng, thực quản hoặc tâm vị dạ dày. Cứ 17 người thì có một người sẽ bị chứng khó nuốt trong đời. Tình trạng này được báo cáo xảy ra ở 13%...
Đọc Thêm

Xem thêm

Strengthen the clinical placement program for students studying a Masters of speech and language therapy

By : 1283 Views04/12/2018

AVI is looking for voluntary Speech and Language Therapist Clinic Mentor to work in UMP HCMC Source: https://assignments.australianvolunteers.com/s/assignment-detail?fbclid=IwAR0IGvrEyrIrqqFUuCv_NEg7hfbSb4wtaNgmKDT56R1VSj9XA_jAZ84C9LY&pid=a0Q7F00000EyAx6UAF A Speech Therapist Clinic Mentor is needed in UMP HCMC There are currently no local speech and language therapists with degrees in SLT who understand degree level curriculum development and have skills in curriculum implementation and coordination. We need volunteers who can support our Bachelor level course, coordinate the clinical education placement program, and liaise closely with the head of rehabilitation department to implement the degree program. You’ll be developing the clinical education program for Masters in speech and language therapy course You’ll need experience as a clinical placement educator You’ll...
Đọc Thêm

Xem thêm

Tìm kiếm Cộng tác viên viết bài cho website “Âm ngữ trị liệu Việt Nam”

By : 1399 Views21/08/2018
Tìm kiếm Cộng tác viên viết bài cho website “Âm ngữ trị liệu Việt Nam”

Giới thiệu Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022, thông qua Dự án DISTINCT của tổ chức VietHealth, MCNV được nhận tài trợ từ tổ chức USAID để tiến hành Dự án Phát triển đào tạo Âm ngữ trị liệu tại (ANTL) Việt Nam. Dự án này nhằm mục đích góp phần thiết lập nền tảng vững chắc cho công tác phát triển đào tạo ngành ANTL tại Việt Nam một cách có hệ thống. Đại học Y Dược Tp. HCM và Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng tham gia Dự án với tư cách là hai đối tác thực hiện của Dự án. Tổ chức Trinh Foundation Australia (TFA) tham gia với tư cách là Tư vấn chuyên môn cho Dự án. Một trong các hoạt động của Dự án là thiết kế – xây dựng website về âm ngữ trị liệu tại Việt Nam. Sau khi website...
Đọc Thêm

Xem thêm

Tập huấn các bộ công cụ tại Cao Bằng

By : 702 Views26/06/2018
Tập huấn các bộ công cụ tại Cao Bằng

Bắt đầu từ năm 2007, Trung tâm Hỗ trợ Cao Bằng bắt đầu thực hiện các hoat động Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, trong đó có nhóm trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ có hội chứng Down, trẻ có hội chứng tự kỷ, trẻ khuyết tật ngôn ngữ,…. Trong năm 2010, một số giáo viên can thiệp sớm của Trung tâm đã được tham gia 01 lớp tập huấn sử dụng các công cụ test PEP, DENVER, M-CHAT và CARS do chuyên gia Nguyễn Thị Kim Quý, giảng viên Khoa Tâm lý, trường ĐH SP Quốc gia Hà Nội hướng dẫn để đánh giá mức độ khó khăn của trẻ ở từng lĩnh vực phát triển và sử dụng các công cụ này từ đó cho đến nay. Quá trình sử dụng cho thấy các công cụ có ích cho giáo viên trong hoạt động xác định nhóm khuyết tật và đánh...
Đọc Thêm

Xem thêm