Chứng khó đọc

Tìm hiểu chung

Chứng khó đọc là gì?

Chứng khó đọc là một dạng khó khăn trong học tập khá phổ biến, gây ra các vấn đề về đọc, viết và đánh vần. Chứng này không ảnh hưởng đến trí thông minh.

Mức độ phổ biến của chứng khó đọc

Chứng khó đọc chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có thể không được phát hiện cho đến khi trưởng thành.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng khó đọc là gì?

Các biểu hiện chứng khó đọc thường gặp là:

  • Đánh vần, nói và đọc chậm hoặc khó khăn;
  • Học vần điệu hoặc chơi trò chơi đánh vần khó khăn;
  • Các vấn đề về xử lý, ghi nhớ và hiểu những điều nghe thấy;
  • Khó khăn trong việc phân biệt những điểm tương đồng và khác biệt của các từ hoặc chữ;
  • Các vấn đề phát âm từ mới;
  • Khó khăn trong học ngôn ngữ mới.

Bạn có thể gặp các biểu hiện chứng khó đọc khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến nhà chuyên môn.

Khi nào bạn cần gặp nhà chuyên môn?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến nhà chuyên môn. Tình trạng và khả năng của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến nhà chuyên môn để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra chứng khó đọc?

Chứng khó đọc không liên quan đến trí thông minh của cá nhân, mà liên quan đến một số gen kiểm soát sự phát triển của não bộ. Chứng khó đọc là tình trạng di truyền. Các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến não và khả năng làm việc với các chữ và từ ngữ.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng khó đọc?

Có nhiều yếu tố nguy cơ bị chứng khó đọc như:

  • Gia đình có tiền sử mắc chứng khó đọc;
  • Các bộ phận khác nhau của não liên quan đến việc đọc.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến nhà chuyên môn.

Chẩn đoán chứng khó đọc như thế nào?

Chẩn đoán chứng khó đọc ở trẻ nhỏ có thể khó khăn vì các dấu hiệu không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhà chuyên môn có thể hỏi:

  • Sự phát triển tự nhiên của bố mẹ, kết quả giáo dục, bệnh sử y tế;
  • Lịch sử gia đình;
  • Bảng câu hỏi: có thể yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi để kiểm tra khả năng ngôn ngữ;
  • Kiểm tra thị giác, thính giác và não bộ (thần kinh);
  • Các thử nghiệm tâm lý: nhà chuyên môn có thể đặt câu hỏi về tình trạng tâm lý để kiểm tra các vấn đề xã hội, lo lắng có thể ảnh hưởng đến khả năng của trẻ;
  • Kiểm tra các kỹ năng đọc và học tập khác.

Cách can thiệp chứng khó đọc ở trẻ

Chứng khó đọc có thể khó chẩn đoán và trị liệu hoàn toàn, nhưng với sự hỗ trợ và can thiệp kịp thời, sự kích thích từ trường học và phụ huynh có thể giúp trẻ có những cải thiện đáng kể.

  • Kích thích giáo dục: giáo viên có thể sử dụng một số kỹ thuật liên quan đến nghe, nhìn và tiếp xúc để cải thiện kỹ năng đọc. Chuyên gia ngôn ngữ và chuyên viên ngôn ngữ trị liệu có thể giúp trẻ học cách nhận ra các âm để xây dựng các từ; hiểu những gì trẻ nói; thực hành đọc to…;
  • Chăm sóc từ cha mẹ: cha mẹ cần phát hiện vấn đề của trẻ càng sớm càng tốt; thực hành đọc to cùng trẻ; khuyến khích trẻ đọc thường xuyên hơn.

 Chế độ sinh hoạt hợp lý

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát chứng khó đọc?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với chứng khó đọc:

  • Hãy ủng hộ: khuyến khích trẻ cải thiện lòng tự trọng;
  • Thảo luận với trẻ: hãy giải thích cho trẻ về chứng khó đọc và giúp trẻ hiểu thêm về khó khăn này;
  • Giúp trẻ tại nhà: thiết kế không gian học tập cho trẻ và đảm bảo cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng;
  • Thảo luận với giáo viên thường xuyên về tình trạng hiện tại của trẻ và yêu cầu họ giúp trẻ ở trường;
  • Tham gia một nhóm xã hội: nói chuyện với cha mẹ có cùng vấn đề như bạn để tìm hiểu và học hỏi những cách hữu ích để đối phó với chứng khó đọc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến nhà chuyên môn để được tư vấn phương pháp hỗ trợ trị liệu tốt nhất.

Bài viết này không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp trị liệu, can thiệp cụ thể.

Tác giả: BS. Đinh Thị Mai Hồng

Nguồn: https://hellobacsi.com/suc-khoe/benh/chung-kho-doc/

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Liên Quan