Nghiên cứu viên: Lê Thuỳ Dung – Học viên Thạc sĩ NNTL – ĐH Y Dược Tp. HCM;
Người hướng dẫn: TS. Võ Nguyên Trung – ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, TS. Rachael Unicomb – ĐH Newcastle, Australia, PGS. Sally Hewat – ĐH Newcastle, Australia, TS. Laura Hoffman – ĐH Charles Sturrt, Australia
TÓM TẮT
Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, có thể ước tính khoảng hơn 9 triệu người đang sống với tình trạng nói lắp. Trong khi đó, mối quan hệ giữa tâm lý lo lắng và nói lắp cũng đã và đang được khám phá trong các nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu về nói lắp còn ít, đặc biệt là nghiên cứu về tâm lý lo lắng ở người Việt Nam nói lắp.
Mục tiêu
Xác định mức độ lo lắng chủ quan và tránh né trong các tình huống giao tiếp khác nhau ở người lớn Việt Nam nói lắp trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam.
Phương pháp
Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 34 người tham gia có quốc tịch Việt Nam, trên 18 tuổi, sử dụng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ và được xác định là nói lắp phát triển bởi sự đồng thuận của người tham gia và một chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu. Mức độ lo lắng được đánh giá dựa trên thang điểm SUDS (Subjective Units of Distress/Discomfort Scale) phiên bản 11 điểm. Mức độ né tránh được đánh giá ở 3 mức độ là “đôi khi”, “hiếm khi” và “thường xuyên”. Các tình huống giao tiếp được cung cấp sẵn, bên cạnh đó, người tham gia có thể cung cấp thêm các tình huống riêng của chính họ.
Kết quả
Nghiên cứu đã tìm ra các tình huống gây lo lắng và tránh né nhiều hơn ở người Việt Nam nói lắp. Đồng thời cũng timg ra mối tương quan giữa mức độ lo lắng và mức độ tránh né trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các tình huống giao tiếp khác nhau, tồn tại tâm lý lo lắng và tránh né khác nhau ở người Việt Nam nói lắp; và mức độ lo lắng và tránh né có mối tương quan mạnh mẽ với nhau.
**************
THE LEVEL OF ANXIETY ACROSS DIFFERENT COMMUNICATION SITUATIONS AMONG ADULTS WHO STUTTER IN VIETNAM
Researcher: Le Thuy Dung – Master student at the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City;
Supervisors : Dr. Vo Nguyen Trung – University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh city, Dr. Rachael Unicomb – Newcastle University, Australia, A/prof. Sally Hewat – Newcastle University, Australia, Dr. Laura Hoffman – Charles Sturt University, Australia
Introduction
In Vietnam, it can be estimated that more than 9 million people are living with stuttering. Meanwhile, the relationship between anxiety and stuttering has also been explored in studies around the world. However, in Vietnam, there are few studies on stuttering, especially research on anxiety in Vietnamese stutterers.
Objectives
Determining the level of subjective anxiety and avoidance in different communication situations in Vietnamese adults with stuttering in the Vietnamese cultural and social context.
Method
The study collected data from 34 participants of Vietnamese nationality, over 18 years of age, who spoke Vietnamese as their first language and were identified as developed stuttering by the consent of the participant and a speech therapist. The level of anxiety was assessed based on the SUDS (Subjective Units of Distress/Discomfort Scale) version 11 points. The degree of avoidance was assessed at 3 levels as “sometimes”, “rarely” and “usually”. Communication situations are provided, besides, participants can add their own situations.
Results
Research has found situations that cause more anxiety and avoidance in Vietnamese stutterers. It also found a correlation between anxiety levels and avoidance levels in different communication situations.
Conclusion
Research results show that, in different communication situations, there exist different psychological anxiety and avoidance in Vietnamese stutterers; and levels of anxiety and avoidance are strongly correlated.