Lược dịch Chương 3: Examination of Motor Speech Disorders, in Joseph R. Duffy. (2012). Motor Speech Disorders. Substrates, Differential Diagnosis, and Management. (3rd Ed) St Louis: Missouri.
“Một tiến trình chẩn đoán tường tận bắt đầu với bước quan trọng là nhận biết loại rối loạn vận động nào mà bệnh nhân có biểu hiện” (W.F. ABDO và cs.)
“Khám vận động cảm giác bằng cảm thụ…là một loạt các tiến trình lượng giá lời nói được thực hiện chủ yếu bằng tai và mắt…Đánh giá cảm thụ-thính giác vẫn là các phương thức căn bản mà qua đó dấu hiệu về khuyết tật (mất chức năng) của rối loạn vận động tạo lời nói được xác định” 40 (R.D.KENT)
Sơ lược Chương 3
- Mục tiêu của khám vận động tạo lời nói
- Mô tả
- Thiết lập các khả năng chẩn đoán
- Thiết lập một chẩn đoán
- Thiết lập các liên hệ với định khu và chẩn đoán bệnh
- Xác định cụ thể độ nặng
- Các hướng dẫn khi khám
- Bệnh sử
- Các đặc tính nổi bật
- Các dấu hiệu củng cố
- Diễn giải kết quả – chẩn đoán
III. Khám vận động tạo lời nói
- Bệnh sử
- Khám cơ chế lời nói trong các hoạt động không lời
- Đánh giá các đặc tính cảm thụ của lời nói
- Đánh giá tính nghe rõ, tính dễ hiểu và hiệu quả
- Cho điểm theo thang giao tiếp chức năng, hiệu quả giao tiếp, và ảnh hưởng tâm lý-xã hội
- Tóm tắt
Tóm tắt
- Chẩn đoán Vậ động tạo lời nói (Motor Speech Disorders – MSD) phụ thuộc vào việc khám đầy đủ lời nói và cơ chế liên quan tới lời nói. Việc khám bao gồm mô tả, thiết lập các chẩn đoán có thể có, thiết lập chẩn đoán, thiết lập các gợi ý về định vị tổn thương và chẩn đoán bệnh lý, và cụ thể hóa độ nặng.
- Các thành phần thiết yếu của khám cơ chế vận động tạo lời nói bao gồm bệnh sử, khám cơ chế miệng; lượng giá các đặc tính nổi bật của lời nói; ước tính độ nặng, và khi có thể, đo âm học và sinh lý.
- Lấy thông tin bệnh sử thì cần thiết lập mục tiêu với bệnh nhân và lấy được thông tin về các sự kiện liên quan trước khởi phát khiếm khuyết lời nói, khởi phát và diễn tiến của vấn đề lời nói, cảm nhận của bệnh nhân về vấn đề lời nói và các hệ quả, điều trị trước đây và hiện tại của vấn đề lời nói, nhận thức của bệnh nhân về chẩn đoán bệnh và tiên lượng.
- Đánh giá lời nói phụ thuộc nhiều vào sự xác định các đặc trưng sai biệt của lời nói. Các hoạt động lời nói bao gồm kéo dài nguyên âm, AMR (Alternating motion rate – Test về Tốc độ chuyển động xen kẽ), SMR (sequential motion rate – Test về Tốc độ chuyển động tuần tự), lời nói trong bối cảnh, kiểm tra gắng sức, và hoạt động để thử thách hoặc hỗ trợ lập trình hoặc lập kế hoạch vận động tạo lời nói. Chẩn đoán chính xác với mức độ lý tưởng thì phụ thuộc cách tiếp cận có phân tích về các đặc trưng sai biệt của lời nói và các cụm triệu chứng được xác định, cùng với tổng hợp về sự tạo thành của tất cả các đặc trưng “toàn thể” của lời nói trong sự tương tác lẫn nhau.
- Khám cơ chế miệng lúc nghỉ và trong các hoạt động không lời cung cấp chứng cứ củng cố về mức độ, độ mạnh, sự cân xứng, tầm độ, trương lực cơ, độ ổn định, tốc độ và độ chính xác của các cấu trúc miệng-mặt và các cử động. Sự quan sát các cấu trúc lời nói được thực hiện lúc nghỉ, trong lúc duy trì tư thế và cử động, và đáp ứng với kiểm tra phản xạ. Đánh giá lời nói tự chủ so với tự động của các cơ tạo lời nói cũng quan trọng khi nghi ngờ có mất điều khiển hữu ý vận động miệng không lời.
- Đánh giá độ nghe rõ, mức độ hiểu và hiệu quả lời nói là các dấu hiệu về ảnh hưởng của MSD đến khả năng giao tiếp. Những yếu tố này có thể được ước tính qua đánh giá lâm sàng hoặc đo lường định lượng. Ước tính độ nghe rõ thể hiện ảnh hưởng của loại MSD đến chức năng trong các tình huống giao tiếp nói, trong khi ước tính mức độ hiểu được của lời nói là phản ảnh mức độ khuyết tật do MSD, với sự bổ trợ thêm từ các thông tin về phương thức không lời để hiểu được lời nói.
Nguồn: Joseph R. Duffy. (2012). Motor Speech Disorders. Substrates, Differential Diagnosis, and Management. (3rd Ed) St Louis: Missouri.
Lưu ý: Bản quyền bản dịch thuộc Dự án “Phát triển Đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam” của tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV)