Chương trình TEACCH (Treatment and Education Autistic Children Communication Handicap – Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp) là một chương trình tiếp cận theo suốt cuộc đời nhằm giúp những trẻ bị hội chứng tự kỷ mà mục tiêu của nó là trang bị cho trẻ một cuộc sống hữu ích trong gia đình và cộng đồng. Chương trình TEACH cơ bản được xây dựng theo hướng hỗ trợ trẻ sau khi các lĩnh vực phát triển của trẻ được đánh giá bằng công cụ PEP. Cách tiếp cận này chú trọng hỗ trợ trẻ bằng cách cung cấp các thông tin thị giác và có cấu trúc. Sau khi đánh giá trẻ bằng công cụ PEP và trong quá trình áp dụng chương trình TEACCH, người giáo viên, người hỗ trợ của trẻ tự kỷ sẽ cần phải chú ý điều chỉnh môi trường trở nên thích ứng với trẻ tự kỷ; tập trung vào cá nhân trẻ và xây dựng chương trình hỗ trợ cho trẻ dựa trên những kỹ năng và sở thích có sẵn của trẻ.
Chương trình này có 9 lĩnh vực can thiệp và chia theo từng giai đoạn tuổi từ 1 đến 6, bao gồm: 1. Bắt chước (Imitation) ; 2. Nhận thức (Perception) ; 3. Vận động thô (Gross motor); 4. Vận động tinh (Fine Motor); 5. Phối hợp mắt và tay (Eye-hand intergration); 6. Kỹ năng hiểu biết (Cognitive performance); 7. Kỹ năng ngôn ngữ (Verbal performance); 8. Kỹ năng tự lập (Self-
Nhận thấy việc áp dụng Chương trình TEACCH có thể giúp giáo viên của Trung tâm Hỗ trợ Phú Yên thực hiện các hoạt động hỗ trợ can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ và trẻ có khó khăn về ngôn ngữ – giao tiếp được hiệu quả hơn nên MCNV và đối tác đã thống nhất lên kế hoạch tổ chức một lớp tập huấn áp dụng “TEACCH – Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp” với mục đích tiếp tục tăng cường năng lực của cán bộ, giáo viên an thiệp sớm của Trung tâm Hỗ trợ Phú Yên về kỹ năng kết hợp các kỹ thuật, phương pháp khác nhau trong chương trình can thiệp cho trẻ khuyết tật. Đây cũng là một hoạt động trong khuôn khổ hợp tác giữa MCNV và Sở GD&ĐT Phú Yên.
Lớp tập huấn được thực hiện trong 03 ngày, theo hướng tiếp cận dựa vào nhu cầu thực tế của giáo viên và theo phương pháp hướng dẫn thực hành trực tiếp. Về cơ bản, nhóm giáo viên can thiệp sớm của Trung tâm Hỗ trợ Phú Yên đã có thêm kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động hỗ trợ can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ và trẻ có khó khăn về ngôn ngữ – giao tiếp tốt hơn.
Bình luận
Be the First to Comment!