Bắt đầu từ năm 2007, Trung tâm Hỗ trợ Cao Bằng bắt đầu thực hiện các hoat động Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, trong đó có nhóm trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ có hội chứng Down, trẻ có hội chứng tự kỷ, trẻ khuyết tật ngôn ngữ,…. Trong năm 2010, một số giáo viên can thiệp sớm của Trung tâm đã được tham gia 01 lớp tập huấn sử dụng các công cụ test PEP, DENVER, M-CHAT và CARS do chuyên gia Nguyễn Thị Kim Quý, giảng viên Khoa Tâm lý, trường ĐH SP Quốc gia Hà Nội hướng dẫn để đánh giá mức độ khó khăn của trẻ ở từng lĩnh vực phát triển và sử dụng các công cụ này từ đó cho đến nay. Quá trình sử dụng cho thấy các công cụ có ích cho giáo viên trong hoạt động xác định nhóm khuyết tật và đánh giá mức độ khuyết tật của trẻ. Tuy nhiên, do các bộ công cụ là các phiên bản đầu, chưa được cập nhật và chưa có bản Việt hóa phù hợp với văn hóa Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Việt, mặt bằng phát triển của trẻ em Việt Nam và giáo viên chưa được hướng dẫn về cách xây dựng chương trình dựa trên kết quả khám đánh giá do các bộ công cụ mang lại nên hoạt động can thiệp và hỗ trợ cho trẻ khuyết tật chưa mang lại hiệu quả tối đa cho trẻ.
Các chuyên gia trong lình vực tâm lý, giáo dục trải nghiệm rằng các phiên bản cập nhật hơn của DENVER là DENVER II, của PEP là PEP-R và việc kết hợp cùng với các bảng kiểm phát triển khác giúp việc đánh giá mức độ phát triển của trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng có độ chính xác cao hơn và hiệu quả hơn trong việc thiết kế chương trình can thiệp cho trẻ. Thêm vào đó, bộ PEP-R đã được nhóm chuyên môn thiết kế phiên bản excel trên máy tính, thuận lợi hơn cho việc xử lý kết quả đánh giá và xây dựng chương trình can thiệp cho trẻ khuyết tật trong điều kiện Việt Nam. Do vậy, MCNV và đối tác đã thống nhất lên kế hoạch tổ chức một lớp tập huấn sử dụng các bộ công cụ này với mục đích tiếp tục tăng cường năng lực của cán bộ, giáo viên của Trung tâm Hỗ trợ Cao Bằng về kỹ năng đánh giá mức độ phát triển và lập chương trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, chú trọng nhóm trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ rối loạn ngôn ngữ.
(Trẻ ở Trung tâm PHCN và GDHN tỉnh Cao Bằng trong một giờ học)
Lớp tập huấn được thực hiện trong 05 ngày, theo hướng tiếp cận dựa vào nhu cầu thực tế của giáo viên và theo phương pháp hướng dẫn thực hành trực tiếp. Sau tập huấn, các giáo viên của Trung tâm PHCN và GDHN trẻ khuyết tật tỉnh Cao Bằng đã có thêm kiến thức và kỹ năng sử dụng hiệu quả hơn các bộ công cụ cho hoạt động sàng lọc, đánh giá, xây dựng chương trình và thực hiện chương trình can thiệp cho trẻ khuyết tật.
Bình luận
Be the First to Comment!