Triển khai thực hiện chương trình đào tạo Ngành PHCN – chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu

ThS. BS. Nguyễn Phương Hiền – Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(Phát biểu chào mừng Hội thảo Chia sẻ kết quả một số nghiên cứu về Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam, ngày 28/4/2022)

Kỹ thuật Phục hồi chức năng là một trong những ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Y học đang được triển khai tại Việt Nam. Khi công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng tiến bộ, ngoài việc chăm sóc chuyên môn thì công tác chăm sóc toàn diện ngày càng được quan tâm. Kinh tế xã hội phát triển, việc đưa người bệnh, người khuyết tật hòa nhập với xã hội là một trong những nội dung đang được Chính phủ và toàn xã hội hướng tới. Với ngành y tế, công tác Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh, người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng đã và đang phát triển.

Trước tình hình đó, từ những năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Y tế xây dựng chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Y học gồm 4 chuyên ngành trong đó có chuyên ngành Phục hồi chức năng/ Vật lý trị liệu. Cùng với sự phát triển của ngành đào tạo, ngành Phục hồi chức năng đã được đứng độc lập với đội ngũ giảng viên chuyên môn riêng. Trường Đại học Y Dược Tp. HCM là một trong 4 trường đầu tiên xây dựng triển khai thực hiện chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng trình độ đại học (năm 2002). Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, các giảng viên thực hiện chương trình chủ yếu là các bác sĩ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Phục hồi chức năng (Nội khoa), chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình (Ngoại khoa) và một số giảng viên nguyên là sinh viên những khóa đầu của ngành được đi học tập chương trình thạc sĩ tại nước ngoài tham gia đào tạo.

Theo yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục, cần có đúng và đủ đội ngũ giảng viên đúng ngành, đúng chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp để thực hiện chương trình, Trường Đại học Y Dược TpHCM dưới sự hỗ trợ của Tổ chức MCNV xây dựng chương trình đào tạo thắt lưng lv hàng hiệu, đăng ký đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng, chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu (NNTL) vào năm 2019. Với mục tiêu xây dựng ngành đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng ứng dụng, cung cấp lực lượng cán bộ kỹ thuật dịch vụ hỗ trợ cho những người có khiếm khuyết và rối loạn về ngôn ngữ, giao tiếp và nuốt.

Trải qua các biến cố về tình hình dịch bệnh COVID-19, đến nay khóa 1 chương trình đào tạo thạc sĩ Kỹ thuật Phục hồi chức năng, chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu (NNTL) đã tốt nghiệp với 14 học viên đến từ các trường đại học đang và sẽ đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng trên toàn quốc. Trong quá trình học tập, các học viên khóa 1 ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng của Trường đã được tiếp nhận các thông tin, nội dung bài giảng, các kỹ thuật thực hành, nghiên cứu từ các giảng viên nước ngoài để thưc hiện tốt quá trình học tập, nghiên cứu của mình. Các bài khóa luận tốt nghiệp chương trình của các học viên đều được thày cô giảng viên đánh giá cao về tính mới mẻ, hàm lượng khoa học, và có tính ứng dụng.

Tiếp tục công tác đào tạo, hiện khóa 2 của ngành đã được tuyển sinh và có 12 học viên tham gia học tập.

Trên cơ sở đó, Đại học Y Dược TpHCM tiếp tục dưới sự hỗ trợ của Tổ chức MCNV xây dựng thêm chương trình đào tạo chuyên ngành Hoạt động trị liệu và chuẩn bị tuyển sinh.

Với vai trò hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức, MCNV trong thời gian qua đã hợp tác với các tổ chức về sức khỏe trong nước và quốc tế phát triển hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng của Việt Nam ngày càng phát triển. Hội nghị hôm nay của chúng ta nhằm quảng bá các kết quả nghiên cứu của các học viên khóa 1 và cũng là hình thức báo cáo kết quả đào tạo của Trường, Khoa và MCNV trong thời gian qua. Những kết quả thu được từ các nghiên cứu được chia sẻ tại Hội thảo ngày hôm nay, 28/4/2022, sẽ đóng góp thiết thực vào nguồn tài liệu hữu ích về PHCN chuyên ngành NNTL ở VN và đưa các ứng dụng này đến với cộng đồng.

Mong qua kết quả ban đầu, các hoạt động đào tạo của chúng ta đối với ngành này ngày càng mở rộng và thành công.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Liên Quan