Tổng quan về phương pháp AVT

Khái niệm về phương pháp AVT

Trị liệu Thính giác – Lời Nói (Auditory verbal therapy – viết tắt là AVT) là một hình thức can thiệp tăng cường và chuyên sâu cho phụ huynh – trẻ, với mong muốn cung cấp cho từng trẻ khiếm thính cơ hội có được sự tiếp cận đầy đủ ngôn ngữ lời nói thông qua thính giác với công nghệ tốt nhất.

Mục đích của phương pháp AVT :

Là hướng dẫn cha mẹ trong việc giúp đỡ con mình học cách nghe – hiểu – nói thông qua sử dụng thính giác chứ không phải đọc hình miệng.

Thành phần tham gia gồm :

  • Trẻ
  • Nhà trị liệu (Hướng dẫn, huấn luyện phụ huynh các chiến lược dạy con)
  • Phụ huynh (Thực hành trong tiết trị liệu và tiếp tục thực hiện các mục tiêu tại nhà)

Điều kiện để trẻ học phương pháp AVT :

  • Nghe rõ [Trang bị thiết bị trợ thính phù hợp, tiếp cận được với cả 6 âm Ling (/a/ ,/u/ ,/i/ /m/ ,/sh/, /x/) 6 âm Ling đặc biệt đại diện cho tất cả các tần số âm thanh của lời nói từ thấp đến cao (250Hz – 8000Hz) nó giúp kiểm tra thính lực của trẻ để đánh giá xem trẻ có phát hiện đầy đủ các âm cần thiết cho việc học nghe nói hay không.]
  • Gia đình
  • Giáo viên
  • Kĩ thuật viên (người chỉnh máy)
  • Bản thân trẻ

Những nguyên tắc cơ bản của phương pháp AVT cần phải tuyệt đối tuân thủ

Phải tận dụng được sức nghe còn lại của trẻ

  1. Điện cực ốc tai hoặc máy trợ thính phải được đeo liên tục trong ngày hàng ngày (trừ lúc tắm và lúc ngủ)
  2. Nói gần sát vào micro của máy để trẻ có thể thu nhận âm thanh lời nói của bạn một cách tốt nhất
  3. Môi trường xung quanh yên tĩnh sẽ giúp trẻ nghe tốt hơn trong giai đoạn đầu học nghe.
  4. Hướng dẫn phụ huynh cách giúp trẻ hiểu ngôn ngữ thông qua việc lắng nghe chứ không phải qua đọc hình miệng
  5. Trong tiết hoc, mục tiêu đề ra là cho trẻ nhưng chính phụ huynh mới là người cần được giáo viên – chuyên gia trị liệu tập trung hướng dẫn phương pháp dạy, và được cung cấp các kiến thức để trở thành giáo viên giúp trẻ học ngôn ngữ nói khi ở nhà.
  6. Hướng dẫn phụ huynh dành thời gian nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chuyện ở mọi nơi, mọi lúc.
  7. Hướng dẫn phụ huynh sáng tạo cách chơi cùng trẻ nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua chơi
  8. Hướng dẫn phụ huynh cách giúp trẻ sử dụng sức nghe và ngôn ngữ nói vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
  9. Hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng các mẫu phát triển tự nhiên về ngôn ngữ (thính giác, lời nói, ngôn ngữ, nhận thức và giao tiếp).
  10. Thực hiện các lượng giá chuẩn đoán chính thức và không chính thức.
  11. Khi trẻ đã có kĩ năng nghe, cần cho trẻ theo học và vui chơi với trẻ bình thường.

Các chiến lược của phương pháp AVT:

  1. Tạo sự chú ý
  • Tập trung chú ý là khả năng tập trung của trẻ vào mọi người và mọi vật xung quanh
  • Có chú ý thì trẻ mới biết được bạn nói gì và học cánh để hiểu những điều bạn nói
  • Vì vậy,người lớn có thể dùng những đồ vật hoặc đồ chơi lí thú tạo ra tình huống kích thích trí tò mò của trẻ
    1. Nắm bắt sự chú ý của trẻ
  • Trẻ sẽ học được tốt nhất từ các tình huống có ý nghĩa, đặc biệt trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu khi trẻ chú ý
  • Ví dụ: Khi người lớn muốn dạy trẻ từ “con mèo” qua bức tranh khi đó đứa trẻ chỉ chú ý đến chi tiết khác trên người chú mèo, người lớn có thể nói về những gì trẻ đang chú ý tới
    1. Gợi ý trẻ chú ý lắng nghe 
  • Gới ý trẻ chú ý lắng nghe bằng cách chỉ vào tai trẻ và nói: “Con nghe nhé” “Con có nghe thấy không?” “Mẹ nghe thấy tiếng…”
  • Bằng cách này trẻ sẽ tập trung vào nghe và bắt đầu hiểu trẻ nghe được âm thanh từ đâu?
    1. Đưa ra lời nói trước khi đưa đồ vật
  • Trẻ bình thường học ngôn ngữ bằng cách nghe, thoạt đầu trẻ nghe, sau đó bắt chước lại (nhắc lại những gì người lớn nói) tiến tới trẻ nhớ và sử dụng từ, cụm từ, câu đúng ngữ cảnh. Đối với trẻ khiếm thính cũng vậy.
  • Trẻ cần phải được học cách nghe từ khi mới đeo máy, hãy nói trước khi cho trẻ nhìn vật.
  • Nếu đồ vật được đưa ra trước trẻ sẽ tập trung vào đồ vật hơn là lời nói của bạn,
    1. Sử dụng sự lặp lại
  • Nhắc lại là một kĩ thuật được sử dụng thường xuyên trong việc phát triển ngôn ngữ lời nói cho trẻ nghe được bình thường. Trẻ nghe kém cần được nhắc lại nhiều hơn thế.
  • Để trẻ hiểu được 1 từ trẻ cần được nghe trên 50 lần từ đó trong tình huống có ý nghĩa và trong các ngữ cảnh khác nhau.
    1. Sử dụng sự nhấn mạnh
  • Khi mới bắt đầu học nghe, trẻ không hiểu nếu ta nói một cụm từ hoặc một câu dài, vì vậy ta cần phải nhấn mạnh vào yếu tố chính trong một câu làm cho to hơn các từ khác trong câu.
  • Ví dụ : Bi ơi! Lấy cho mẹ cái áo.

Thay vì bố mẹ nói đều đều cả câu thì bố mẹ nhấn âm (nhấn giọng) vào từ “ Cái Áo” .

  1. Sử dụng giọng nói du dương
  • Nếu người lớn sử dụng giọng nói đều đều trẻ rất khó nhận ra
  • Nếu nói với giọng nói du dương (giọng nói có thể thay đổi về độ trầm, bổng, to, nhỏ, dài, ngắn, nhanh, chậm) trẻ sẽ rất thích thú.
    1. Sử dụng sự chờ đợi
  • Trong khi đang nói chuyện với trẻ bạn hãy ngừng và chờ đợi, hãy cho trẻ thời gian để đáp lại bằng lời.
  • Hãy thể hiện cho trẻ thấy rõ bạn đang chờ đợi trẻ đáp lại bằng cách: nghiêng đầu hướng về phía trẻ cũng có thể nhướn mày thể hiện mong trẻ trả lời.
    1. Sử dụng cụm từ và câu đơn giản chứ không sử dụng từ đơn lẻ
  • Thật sai lầm khi nghĩ rằng trẻ khiếm thính học từ đơn sẽ nhanh và tốt hơn. Nếu trẻ chỉ hiểu từ “ô tô” là hình ảnh cái ô tô không thôi thì chưa đủ.
  • Từ không tồn tại độc lập mà nó luôn tồn tại trong câu. “ô tô đẹp quá”, “ô tô chạy nhanh quá”.
    1. Khen ngợi trẻ
  • Khi trẻ có những tín hiệu đáp lại thì người lớn nên tỏ vẻ vui mừng khen ngợi trẻ, có như vậy mới khuyến khích bé đáp lại yêu cầu của người lớn.
  • Thay vì chê bai khi trẻ làm sai “Sai rồi”,” chán quá”,  Người lớn nên nói : “Con nghe lại nhé!” “Con nói gần đúng rồi”   “Con có cố gắng đấy”.

Nguồn: https://ngonngutrilieu.com/tong-quan-ve-phuong-phap-avt/

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Liên Quan