Tính giá trị và tin cậy của thanh đo UTBAS-6 phiên bản tiếng Việt ở người lớn Việt Nam nói lắp

Nhóm nghiên cứu: Trần Thị Bích Hạnh1, Nguyễn Đỗ Nguyên1, Sally Hewat2, Rachael Unicomb2, Laura Hoffman3

Giới thiệu: Thang đo UTBAS-6 là 1 công cụ có giá trị và tin cậy trong sàng lọc các rối loạn lo âu xã hội liên quan đến lời nói ở người lớn nói lắp. Đây là 1 công cụ được sử dụng rộng rãi tại các nước và đã được chuẩn hóa trên nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên công cụ này chưa được chuyển ngữ và chuẩn hóa cho ngôn ngữ tiếng Việt.

Mục tiêu: Chuyển ngữ, đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo UTBAS-6 tiếng Việt.

Phương pháp: Thang đo UTBAS-6 được chuyển ngữ sang tiếng Việt theo quy trình 5 bước: dịch xuôi-tổng hợp-dịch ngược-tổng hợp-nghiên cứu. Phiên bản tiếng Việt của thang đo được dùng khảo sát trực tuyến trên 34 người lớn Việt Nam nói lắp. Giá trị nội dung của thang đo được đánh giá bởi hội đồng chuyên gia. Giá trị bề mặt được đánh giá bởi người nói lắp. Giá trị ý niệm được đánh giá thông qua giá trị hội tụ và giá trị phân tán. Độ tin cậy thống nhất nội bộ được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha và độ tin cậy đo-đo lại được đánh giá thông qua hệ số tương quan nội lớp.

Kết quả: Thang đo UTBAS-6 tiếng Việt có giá trị nội dung với chỉ số S-CVI/Ave ≥0,90, S-CVI/UA ≥0,83 cho sự liên quan và rõ ràng của các câu. Giá trị bề mặt: Tất cả đối tượng nghiên cứu đều cho rằng thang đo UTBAS-6 tiếng Việt có liên quan đến nói lắp và dễ hiểu. Giá trị ý niệm: thang đo có 16/18 câu (88,9%) đạt giá trị hội tụ, 11/18 câu (61,1%) đạt giá trị phân tán. Các thang đo thành phần của UTBAS-6 tiếng Việt có hệ số tương quan đều lớn hơn 0,6 cho thấy các thang đo này có liên quan với nhau. Hệ số Cronbach alpha của thang đo thành phần của UTBAS-6 từ 0,73-0,81. Hệ số tương quan nội lớp (khoảng tin cậy 95%) từ 0,52-0,74.

Kết luận: Thang đo UTBAS-6 phiên bản tiếng Việt có tính giá trị và độ tin cậy vừa phải. Tuy nhiên, do cỡ mẫu nhỏ nên cần nhiều nghiên cứu hơn. Thang đo có thể được sử dụng cho các nghiên cứu về nói lắp trong tương lai.

1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

2 Đại học Newcastle, Úc

3 Đại học Charle Sturt, Úc

Ghi chú: Nghiên cứu là đề tài luận văn tốt nghiệp Ths. Kỹ thuật PHCN chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu tại ĐH YD Tp. HCM của học viên Trần Thị Bích Hạnh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Liên Quan