Kỹ thuật và dịch vụ ngôn ngữ trị liệu

Khảo sát việc khắc phục và tìm kiếm hỗ trợ của gia đình có trẻ có khuyết tật giao tiếp tại Thành phố Hồ Chí Minh

By : 603 Views28/11/2023
Khảo sát việc khắc phục và tìm kiếm hỗ trợ của gia đình có trẻ có khuyết tật giao tiếp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu viên: Nguyễn Đức Sinh – Học viên khóa ThS Ngôn ngữ trị liệu, ĐH Y Dược TP HCM Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Chinh – ĐH Y Dược TP HCM; GS Lindy McAllister – ĐH Sydney, Australia; TS Karen Wylie – ĐH Sydney, Australia. TÓM TẮT: Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, số lượng trẻ có có khuyết tật về giao tiếp khá phổ biến. Lĩnh vực ngôn ngữ trị liệu còn mới mẻ, số lượng trị liệu viên có trình độ còn hạn chế. Vì thế việc tìm hiều về trải nghiệm của cha mẹ trong quá trình nhận diện khuyết tật giao tiếp cũng như các hoạt động tự khắc phục, tự tìm kiếm sự hỗ trợ của cha mẹ là rất cần thiết để giúp trẻ có khó khăn giao tiếp nhận được các dịch vụ can thiệp sớm cũng như...
Đọc Thêm

Xem thêm

Trải nghiệm của nhân viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trong việc đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật giao tiếp và nuốt tại tỉnh Tây Ninh

By : 334 Views20/04/2023

Nhóm tác giả nghiên cứu: Học viên Lương Thị Cẩm Vân, Lớp Thạc sĩ Kỹ thuật Phục Hồi Chức Năng chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu , ĐH Y Dược Tp. HCM, thuộc Dự án Phát triển đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam của Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) với nguồn tài trợ từ tổ chức USAID thông qua Tổ chức VietHealth. Người hướng dẫn khoa học:  Tiến sĩ Phạm Diệp Thùy Dương – Đại học Y Dược Hồ Chí Minh, Việt Nam; Giáo sư Lindy Mc-Allister – Đại Học Sydney, Australia; Tiến Sĩ Marie Atherton- Đại Học Công Giáo, Úc. Giới thiệu: Cùng với Vật lý trị liệu (VLTL) và Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu (NNTL) là một trong ba chuyên ngành chính của Phục hồi chức năng (PHCN). Đây là lĩnh vực tương...
Đọc Thêm

Xem thêm

Kỹ thuật phân tích hành vi ứng dụng ABA

By : 418 Views22/02/2023

Bộ Y tế, 2017. ĐẠI CƯƠNG Khái niệm Phân tích hành vi ứng dụng (ABA – Applied Behavioral Analysis) là một phương pháp phân tích các hành vi không thích hợp hoặc hành vi bất thường để loại bỏ hành vi đó và thay thế bằng hành vi mới thích hợp hơn hoặc giảm sự tác động của nguyên nhân dẫn đến hành vi không phù hợp. Can thiệp hành vi có thể theo nhiều cách, có thể điều chỉnh hành vi theo sự tiến bộ của trẻ hoặc phân tích hành vi ứng dụng. Phân tích hành vi ứng dụng bao gồm Quan sát trực tiếp hành vi của trẻ. Sử dụng các kích thích vào trước hành vi và sau hành vi. Đo lường hành vi bất thường (tần suất, thời gian, mức độ, địa điểm,..) Phân tích chức năng mối liên hệ giữa môi trường và hành...
Đọc Thêm

Xem thêm

6 cách giúp tăng cường giao tiếp với trẻ có nhu cầu đặc biệt

By : 2659 Views05/02/2023
6 cách giúp tăng cường giao tiếp với trẻ có nhu cầu đặc biệt

Trẻ có nhu cầu đặ biệt không những chỉ có hạn chế về thể chất mà còn bị những rào cản về môi trường làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt thường cần phải có các công cụ trợ giúp giao tiếp và có thể cần phải được đầu tư nhiều cả về thời gian và tiền bạc để học và điều chỉnh các chiến lược giao tiếp của bản thân mình để phù hợp với thế giới xung quanh mình. Tại Trung tâm CARE, Inc., chúng tôi được đào tạo để hiểu về các phương pháp bổ trợ trong giao tiếp. Có thể liệt kê những phương pháp này như sau: Cử chỉ và Giao tiếp Phi ngôn ngữ – Bao gồm các cử chỉ như chỉ tay, gật đầu và giao tiếp bằng mắt có thể giúp trẻ khuyết...
Đọc Thêm

Xem thêm

Những chiến lược giúp trẻ bị nói lắp

By : 487 Views30/12/2022
Những chiến lược giúp trẻ bị nói lắp

Nhiều trẻ em mắc một số dạng lời nói không trôi chảy. Hầu hết những trường hợp nói không trôi chảy này là bình thường. Con bạn có thể bị kích động hoặc mệt mỏi, và giống như tất cả mọi người, trẻ có thể bắt đầu nói lắp. Tất cả chúng ta đã từng gặp điều này sau một ngày làm việc vất vả và chúng ta không thể tìm đủ năng lượng để nói ra những lời của mình một cách đúng đắn. Một số trẻ có thể mắc một số loại lời nói không trôi chảy ít điển hình hơn, chẳng hạn như âm đầu dai dẳng hoặc lặp lại toàn bộ từ, hoàn toàn không nói được âm hoặc kéo dài âm trong suốt lời nói của trẻ. Ngoài ra chúng có thể đi kèm các dấu hiệu khác được gọi là đặc điểm phụ, đây là...
Đọc Thêm

Xem thêm

Khe hở vòm miệng và điều trị toàn diện phục hồi ngôn ngữ cho trẻ

By : 1160 Views11/12/2022
Khe hở vòm miệng và điều trị toàn diện phục hồi ngôn ngữ cho trẻ

Khe hở môi và vòm miệng là một dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt hay gặp. Trên thế giới, tỷ lệ mắc dị tật này trong số trẻ mới sinh khoảng từ 1/600 đến 1/1000. Trong đó khe hở vòm miệng chiếm 40%. A. Khe hở vòm miệng là gì? Khe hở môi và vòm miệng là một dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt hay gặp. Trên thế giới, tỷ lệ mắc dị tật này trong số trẻ mới sinh khoảng từ 1/600 đến 1/1000. Trong đó khe hở vòm miệng chiếm 40%. Trẻ có thể có khe hở vòm miệng đơn thuần, có thể phối hợp cùng khe hở môi. Trẻ khe hở vòm cũng có thể nằm trong các hội chứng toàn than như Pierrobin, Treacher Collin, Vander Woude… Khe hở vòm miệng gây ra các rối loạn trầm trọng cho trẻ như khó ăn-bú, hay bị sặc, dễ mắc các bệnh đường...
Đọc Thêm

Xem thêm

Bài tập vận động miệng cho trẻ em

By : 1013 Views09/12/2022
Bài tập vận động miệng cho trẻ em

Các bài tập rèn kỹ năng liên quan đến hoạt động và sử dụng các cơ mặt (môi, hàm, lưỡi, má và vòm miệng) một cách thích hợp để nói và ăn. Đạt được các kỹ năng vận động miệng là một phần quan trọng trong quá trình phát triển giao tiếp và ăn uống của mỗi đứa trẻ. Sự phát triển vận động miệng bình thường bắt đầu trong giai đoạn bào thai và tiếp tục cho đến 4 tuổi. Khi được 3 tuổi, trẻ có thể ăn uống đồ lỏng và đồ rắn bằng ống hút và cốc và nhai thức ăn có nguyên kết cấu như trái cây nguyên quả, thịt, v.v. Sự chậm trễ hoặc lệch lạc trong phát triển vận động miệng có thể dẫn đến kỹ năng giao tiếp bằng lời nói kém và trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Một số trẻ...
Đọc Thêm

Xem thêm

Tìm hiểu về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý (CAS) ở trẻ em

By : 607 Views28/11/2022
Tìm hiểu về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý (CAS) ở trẻ em

Tác giả: BS. Nguyễn Ngọc Mai Chuyên khoa: Nhi Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em hay còn gọi là Childhood Apraxia of Speech (CAS). Đây là một chứng rối loạn ngôn ngữ có liên quan đến khiếm khuyết thần kinh ở não bộ. Trẻ mất điều khiển lời nói chủ ý gặp khó khăn khi phát âm để có lời nói rõ ràng và trôi chảy. Như vậy, CAS do nguyên nhân nào gây ra? Có thể chẩn đoán và điều trị dễ dàng không? Sau đây, hãy cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai tìm hiểu về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em nhé. Nội dung bài viết – Tổng quan về mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em – Các triệu chứng của mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em – Nguyên nhân gây ra chứng mất điều...
Đọc Thêm

Xem thêm

Tổng quan về phương pháp AVT

By : 513 Views18/11/2022
Tổng quan về phương pháp AVT

Khái niệm về phương pháp AVT Trị liệu Thính giác – Lời Nói (Auditory verbal therapy – viết tắt là AVT) là một hình thức can thiệp tăng cường và chuyên sâu cho phụ huynh – trẻ, với mong muốn cung cấp cho từng trẻ khiếm thính cơ hội có được sự tiếp cận đầy đủ ngôn ngữ lời nói thông qua thính giác với công nghệ tốt nhất. Mục đích của phương pháp AVT : Là hướng dẫn cha mẹ trong việc giúp đỡ con mình học cách nghe – hiểu – nói thông qua sử dụng thính giác chứ không phải đọc hình miệng. Thành phần tham gia gồm : Trẻ Nhà trị liệu (Hướng dẫn, huấn luyện phụ huynh các chiến lược dạy con) Phụ huynh (Thực hành trong tiết trị liệu và tiếp tục thực hiện các mục tiêu tại nhà) Điều kiện để...
Đọc Thêm

Xem thêm

Tập luyện cho bệnh nhân rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ não – Aphasia

By : 512 Views13/11/2022
Tập luyện cho bệnh nhân rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ não – Aphasia

Bệnh nhân đột quỵ hoàn toàn có thể phục hồi được ngôn ngữ và khả năng giao tiếp sau khi xảy ra tai biến mạch não nếu luyện tập kiên trì với sự hỗ trợ tích cực của chuyên viên ngôn ngữ trị liệu, người thân, bạn bè. Di chứng sau đột quỵ não ngoài những hậu quả về vận động, thì một tỷ lệ khá lớn có kèm theo rối loạn về ngôn ngữ (chiếm khoảng 40% số trường hợp). Rối loạn ngôn ngữ do đột quỵ não thường được phân ra làm 4 thể dựa vào vị trí tổn thương của não: – Tổn thương vùng sinh ra ngôn ngữ (tổn thương vùng Broca): Người bệnh có biểu hiện không nói được hoặc nói được một vài từ, nói nhát gừng, không tìm được từ để nói, mức độ nhẹ thì nói được nhưng không...
Đọc Thêm

Xem thêm

Bài báo quốc tế: Hướng dẫn lâm sàng theo hình thức telehealth và học thực hành trên ca bệnh online và ca bệnh ảo trong đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam trong đại dịch COVID-19

By : 715 Views15/08/2022
Bài báo quốc tế: Hướng dẫn lâm sàng theo hình thức telehealth và học thực hành trên ca bệnh online và ca bệnh ảo trong đào tạo Ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam trong đại dịch COVID-19

(Hướng dẫn thực hành lâm sàng tele- trên bệnh nhân) Suốt trong thời gian hơn 2 năm qua, 2020-2022, do đại dịch COVID-19 nên việc dạy và học lâm sàng cho các khoá Thạc sĩ và Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu gặp vô vàn khó khăn khi mà nguồn chuyên gia trong nước đạt chất lượng giảng dạy lâm sàng còn quá ít, chuyên gia quốc tế không sang Việt Nam giảng dạy và hướng dẫn được và nhất là các cơ sở y tế tập trung toàn lực cho phòng chống đại dịch và không nhận sinh viên đến thưc hành. Nhằm đảm bảo tiến độ đào tạo và chủ động ứng phó với tình hình mới, MCNV đã cùng với TFA, các đối tác gồm trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng và Đại học Y Dược...
Đọc Thêm

Xem thêm

Người ta sẽ ngưng nói lắp khi nghĩ rằng ‘không có ai nghe mình’

By : 442 Views07/07/2022
Người ta sẽ ngưng nói lắp khi nghĩ rằng ‘không có ai nghe mình’

Hơn 70 triệu người trên thế giới có tật nói lắp, kể cả Tổng thống Mỹ, và các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu nguyên nhân của tật này. Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Fluency Disorders tiết lộ rằng, khi người lớn nói lắp một mình và nghĩ rằng không có ai nghe, chứng nói lắp của họ đột nhiên biến mất, theo trang tin Science Alert. Nói lắp có thể phần nhiều là do tâm lý Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 23 tình nguyện viên mắc chứng nói lắp thực hành 5 tình huống khác nhau: đọc to, phát biểu kín (dàn cảnh như không có ai đang nghe họ nói), lặp lại bài phát biểu kín cho hai người khác nghe và có 2 cuộc trò chuyện với nhóm nghiên cứu. Đối với kịch bản phát biểu kín, khi tin...
Đọc Thêm

Xem thêm

Khảo sát tính dễ hiểu lời nói của trẻ có rối loạn âm lời nói ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam

By : 890 Views24/06/2022

Nghiên cứu viên: Nguyễn Thị Hằng – Học viên Thạc sĩ NNTL – ĐH Y Dược Tp. HCM; Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bền – ĐH Sư Phạm Hà Nội; PGS. TS. Đỗ Văn Dũng – ĐH Y Dược TP HCM; và GS.TS. Sharynne McLeod – ĐH Charles Sturrt, Australia. Đặt vấn đề Tính dễ hiểu của lời nói thường được các chuyên viên ngôn ngữ trị liệu sử dụng để xác định một trẻ có rối loạn âm lời nói (RLALN), nhu cầu và khả năng can thiệp thành công. Thang đo tính dễ hiểu theo ngữ cảnh (Intelligibility in Context Scale, ICS) là một công cụ được sử dụng phổ biến hiện nay để đo lường tính dễ hiểu lời nói ở trẻ ( với hơn 60 ngôn ngữ trên thế giới). ICS đã được sử dụng đánh giá cho các trẻ phát triển điển hình nói phương...
Đọc Thêm

Xem thêm

Bước đầu phát triển dữ liệu chuẩn cho công cụ sàng lọc ngôn ngữ tiếng Việt (VLS) ở trẻ em bốn tuổi tại Thừa thiên – Huế

By : 843 Views13/06/2022

Nhóm nghiên cứu: Bs. Đặng Thị Thu Hằng – Trường ĐH YD Huế; TS. Phạm Diệp Thuỳ Dương – Trường ĐH YD TP.HCM; TS. Sarah Verdon – Trường ĐH Charles Sturt – Úc. Giới thiệu: Rối loạn ngôn ngữ phát triển (Developmental language disorder, DLD) là rối loạn ngôn ngữ không xác định được nguyên nhân, phổ biến từ 3% đến 7% trẻ mẫu giáo, ẩn, tồn tại suốt đời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, tiêu cực đến kỹ năng đọc, viết, quan hệ xã hội, sự tự tin, học tập và công việc trong tương lai. Xác định và can thiệp sớm đã được chứng minh là có hiệu quả nhưng công cụ sàng lọc cần phù hợp về mặt văn hóa, ngôn ngữ và có dữ liệu chuẩn, là dữ liệu tham chiếu của quần thể dân số phát triển điển...
Đọc Thêm

Xem thêm

Tính giá trị và tin cậy của thanh đo UTBAS-6 phiên bản tiếng Việt ở người lớn Việt Nam nói lắp

By : 318 Views17/03/2022
Tính giá trị và tin cậy của thanh đo UTBAS-6 phiên bản tiếng Việt ở người lớn Việt Nam nói lắp

Nhóm nghiên cứu: Trần Thị Bích Hạnh1, Nguyễn Đỗ Nguyên1, Sally Hewat2, Rachael Unicomb2, Laura Hoffman3 Giới thiệu: Thang đo UTBAS-6 là 1 công cụ có giá trị và tin cậy trong sàng lọc các rối loạn lo âu xã hội liên quan đến lời nói ở người lớn nói lắp. Đây là 1 công cụ được sử dụng rộng rãi tại các nước và đã được chuẩn hóa trên nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên công cụ này chưa được chuyển ngữ và chuẩn hóa cho ngôn ngữ tiếng Việt. Mục tiêu: Chuyển ngữ, đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo UTBAS-6 tiếng Việt. Phương pháp: Thang đo UTBAS-6 được chuyển ngữ sang tiếng Việt theo quy trình 5 bước: dịch xuôi-tổng hợp-dịch ngược-tổng hợp-nghiên cứu. Phiên bản tiếng Việt của thang đo...
Đọc Thêm

Xem thêm