Đánh giá chứng khó nuốt

Định nghĩa chính xác về chứng khó nuốt rất nhiều, nhưng nói ngắn ngọn, chứng khó nuốt là gặp khó khăn khi nuốt thức ăn đặc hay lỏng. Tình trạng này có thể mang tính chủ quan hay khách quan, và có thể liên quan đến cảm giác không thể nuốt, thức ăn ‘mắc lại’ hoặc không trôi xuống, nghẹn từng cơn, hoặc hít sặc thức ăn hoặc nước. Cần phân biệt với chứng nuốt đau (đau khi nuốt) và cảm giác nghẹn (cảm giác có một cục nghẹn trong cổ họng khi ăn). Chứng khó nuốt có thể do các bất thường về chức năng hoặc cấu trúc của khoang miệng, hầu họng, thực quản hoặc tâm vị dạ dày. [1]

Cứ 17 người thì có một người sẽ bị chứng khó nuốt trong đời. [2] Tình trạng này được báo cáo xảy ra ở 13% dân số chung ở tuổi 65 hoặc cao hơn.  [3] Tuy nhiên, 50% hoặc cao hơn được báo cáo ở những người cao tuổi được chăm sóc tại nhà. [4] [5] [6]  Chứng khó nuốt ảnh hưởng từ 40% đến 70% số người bị đột quỵ. [2]

Chứng khó nuốt có thể được điều trị bởi nhiều chuyên khoa hoặc lý tưởng hơn là bởi một nhóm đa chuyên khoa. Chính yếu nhóm này bao gồm bác sĩ chăm sóc ban đầu, bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ trị liệu ngôn ngữ và nuốt, bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ hình ảnh học. Ngoài ra, bác sĩ thần kinh, chuyên viên dinh dưỡng, bác sĩ ung bướu, bác sĩ ngoại tổng quát và bác sĩ ngoại lồng ngực đôi khi tham gia chăm sóc bệnh nhân.

Về mặt giải phẫu và sinh lý, nuốt và khó nuốt có thể dễ dàng chia thành ba phần riêng biệt: giai đoạn miệng, giai đoạn họng và giai đoạn thực quản.

  •  Giai đoạn miệng (đôi khi được gọi là giai đoạn chuẩn bị) là giai đoạn có ý thức xảy ra trong khoang miệng. Nhai thức ăn trộn với nước bọt và chuyển động của lưỡi đẩy các mẫu thức ăn xuống họng.
  •  Giai đoạn họng không ý thức chuyển mẫu thức ăn hoặc nước từ miệng xuống thực quản. Các cơn nhu động không chỉ cần thiết để đẩy thức ăn, mà còn quan trọng trong việc bảo vệ thanh quản và đường hô hấp trên không bị hít sặc vào phổi.
  •   Giai đoạn thực quản không ý thức, sử dụng sóng nhu động để đưa thức ăn hoặc chất lỏng từ thực quản vào dạ dày. Thực quản được giới hạn bởi cơ thắt trên và dưới (phía trên được tạo thành bởi các cơ nhẫn hầu) giúp ngăn ngừa các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản.

Nguồn: https://bestpractice.bmj.com/topics/vi-vn/226

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Liên Quan