Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ 0-4 tuổi

Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, là công cụ của nhận thức và tư duy, có vai trò quan trọng trong các quá trình tâm lý khác.

Những năm tháng đầu đời là giai đoạn phát triển rất quan trọng cho ngôn ngữ của trẻ. Đây là thời kỳ trẻ phát triển nhanh chóng và có tính chất quyết định về giao tiếp. Phụ huynh cần theo dõi để có sự thăm khám, can thiệp kịp thời nếu phát hiện bất thường ở trẻ.

Dưới đây là những giai đoạn phát triển có tính tương đối của trẻ từ 0 đến 4 tuổi:

Giai đoạn 0-3 tháng:
– Giật mình với tiếng động bất ngờ.
– Quay mặt về phía người nói.
– Khóc thể hiện đang đói hay đang giận giữ.
– Bắt đầu phát âm để thể hiện sự thích thú.
– Thường xuyên phát âm để thể hiện lại giọng nói, âm thanh.
Giai đoạn 4-6 tháng:
– Phát âm để thể hiện yêu cầu và mong muốn.
– Phát âm để phản xạ khi nghe hát.
– Phát âm khi ở một mình hay có người.
– Phát âm để thể hiện sự vui thích.
– Phân biệt được giọng nói tức giận hay trìu mến.
– Ngừng khóc khi nghe có giọng nói.
Giai đoạn 7-9 tháng:
– Lặp lại các âm tiết giống nhau như ba ba, ma ma.
– Bắt đầu phát âm để trả lời khi được gọi tên.
– Chơi nhiều trò hơn: vỗ tay, ú òa.
– Thường dừng hoạt động khi nghe gọi tên.
– Có vẻ như hát.
– Gọi để thu hút sự chú ý.
– Biết dùng cử chỉ và ngôn ngữ để diễn đạt như lắc đầu để nói “không”.
Giai đoạn 10-12 tháng:
– Bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn giống câu ngắn mà không có từ thực sự.
– Nói bập bẹ với người lớn có âm điệu.
– Đưa đồ chơi cho người lớn khi nghe yêu cầu.
– Làm theo một mệnh lệnh đơn giản như “đặt nó xuống”.
– Thể hiện hiểu các yêu cầu nghe được bằng cử chỉ của đầu, cơ thể.
– Tăng chú ý vào lời nói trong một khoảng thời gian dài.
– Nói một vài từ như bye bye, ba.
– Bắt đầu nhận ra vật, hình ảnh qua gọi tên.
– Dùng âm bật nổ và âm mũi (p, b, d, m).
Giai đoạn 13-15 tháng:
– Dùng được 7 từ hay nhiều hơn.
– Dùng giọng và cử chỉ để có được đồ vật mong muốn.
– Tiếp tục líu ríu với nhiều từ đúng hơn.
– Bắt chước các từ mới, nói gần các từ đơn.
– Hát.
– Hiểu đơn giản câu hỏi: Ở đâu? Cái gì?
– Nhận ra tên các bộ phận cơ thể: mắt, tay, mũi, miệng…
– Thích thú với giai điệu.
– Dùng nhiều phụ âm hơn (p, b, m, n, h)
Giai đoạn 16-18 tháng:
– Nói từ 20 từ hoặc hơn (từ đơn).
– Nói nhiều từ có ý nghĩa.
– Giảm cử chỉ, dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp.
– Bắt chước các từ nghe thấy.
– Hiểu được hơn 50 từ.
– Nhận diện một số quần áo, đồ chơi, thức ăn.
– Lấy được các đồ vật nằm trong tầm nhìn.
– Phát âm hầu hết nguyên âm.
– Phát âm các phụ âm (p, b, m, n, h).
Giai đoạn 19-24 tháng:
– Vốn từ khoảng 200-300 từ.
– Kết hợp 2 từ.
– Bắt chước câu 2-3 từ.
– Thường xuyên có từ mới.
– Bắt đầu dùng tên riêng khi nói về bản thân.
– Dùng đại từ sở hữu (của con).
– Có thể hỏi câu: Ở đâu? Cái gì đây?
– Biết phối hợp các từ để tạo thành câu.
– Câu đơn giản có động từ, danh từ, tính từ.
– Cố gắng “kể chuyện” nhằm chuyển tải thông điệp.
– Làm theo chỉ dẫn 2 bước đơn giản.
– Phát âm (p, b, m, n, h, d)
Giai đoạn 25-30 tháng:
– Dùng câu 2-3 từ thường xuyên hơn.
– Dùng danh từ riêng: con, mẹ, bác, cô, dì…
– Sử dụng câu 2 hay nhiều từ hơn (rửa tay, đi tắm, đi ngủ).
– Bắt đầu gọi tên màu cơ bản.
– Lặp lại 2 số đếm, lặp lại các từ, các cụm từ.
– Đọc được những bài thơ, bài hát yêu thích, nói được câu phủ định.
– Phát âm (p, b, m, n, h, d, f).
Giai đoạn 31-36 tháng:
– Vốn từ khoảng 900 từ.
– Nói trọn câu ngắn dễ dàng (3-4 từ).
– Trả lời đầy đủ họ, tên.
– Bắt đầu dùng ngôn ngữ phức tạp hơn.
– Đặt câu hỏi: Ai? Ở đâu? Cái gì? Vì sao?
– Dùng đại từ: con, mẹ, cô ấy, bạn ấy…
– Dùng từ và/bởi vì.
– Sử dụng câu phủ định: không, không có.
– Dùng nhiều từ chỉ vị trí.
– Hiểu khái niệm thời gian: hôm nay, ngày mai…, hiểu cái nào không có ở đây.
– Hiểu được 2-3 động từ mệnh lệnh trong một câu.
Giai đoạn 37-42 tháng:
– Có thể nói rõ ràng.
– Sử dụng câu nối với nhau.
– Dùng từ: Vì, bởi vì.
– Câu hỏi: Khi nào? Bao nhiêu? Tại sao?
– Mô tả đồ vật dùng làm gì?
– Có thể nghe câu chuyện 10-15 phút.
– Hiểu các khái niệm khó như chất lượng, số lượng, chất liệu.
– Hiểu khái niệm ngày, đêm, phân biệt các hoạt động khác nhau ở ngày và đêm.
– Hiểu khái niệm đối lập như đầy/vơi, giống/khác…
– So sánh hơn, kém, cao hơn/thấp hơn…
Giai đoạn 43-48 tháng:
– Vốn từ: 1.500 từ.
– Nói về bức tranh và câu chuyện sách.
– Kể lại những trải nghiệm sự kiện đơn giản theo trình tự.
– Hát lại những bài hát theo trí nhớ.
– So sánh, suy luận.
– Hỏi: Bao nhiêu? Như thế nào?
– Trẻ biết sử dụng câu nói đùa, diễn những màn kịch ngắn.
– Trả lời được các câu hỏi, đưa thêm thông tin.
– Chuyển tải được ý tưởng, nói đúng ngữ pháp.
– Chơi trò tưởng tượng tinh tế hơn.
– Hiểu được trình tự sự kiện, ý nghĩa các từ nối, cấu trúc so sánh.
– Thực hiện được hướng dẫn 4 bước.
Theo: Lê Phương
Nguồn:
https://vnexpress.net/doi-song/tre-0-4-tuoi-phat-trien-ngon-ngu-nhu-the-nao-2998297.html?ctr=related_news_click

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Liên Quan