Bài tập vận động miệng cho trẻ em

Các bài tập rèn kỹ năng liên quan đến hoạt động và sử dụng các cơ mặt (môi, hàm, lưỡi, má và vòm miệng) một cách thích hợp để nói và ăn. Đạt được các kỹ năng vận động miệng là một phần quan trọng trong quá trình phát triển giao tiếp và ăn uống của mỗi đứa trẻ. Sự phát triển vận động miệng bình thường bắt đầu trong giai đoạn bào thai và tiếp tục cho đến 4 tuổi. Khi được 3 tuổi, trẻ có thể ăn uống đồ lỏng và đồ rắn bằng ống hút và cốc và nhai thức ăn có nguyên kết cấu như trái cây nguyên quả, thịt, v.v. Sự chậm trễ hoặc lệch lạc trong phát triển vận động miệng có thể dẫn đến kỹ năng giao tiếp bằng lời nói kém và trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Một số trẻ được chẩn đoán mắc chứng Rối loạn phổ Tự kỷ (ASD), Rối loạn Tăng động giảm Chú ý (ADHD), hội chứng Down, Khuyết tật Trí tuệ và Chậm phát triển tổng thể thường có biểu hiện yếu cơ miệng. Các bài tập vận động miệng sẽ giúp cải thiện sức mạnh cơ miệng, phạm vi chuyển động và sự phối hợp của các cơ miệng, và sẽ tạo điều kiện cho chức năng nói và nuốt được tốt hơn. 

Kỹ năng vận động miệng là gì?

Dưới đây là các kỹ năng chức năng của tất cả các cơ mặt:

– Nhận thức

– Sức mạnh

– Sự Phối hợp

– Sự chuyển động

– Sức chịu đựng/Sức bền

Ai cần bài tập vận động miệng?

Đây là một số dấu hiệu cờ đỏ cảnh báo rằng các kỹ năng vận động miệng của trẻ cần được chú ý đến:·

– Lỗi phát âm/Lỗi âm lời nói/ chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ bằng lời nói·

– Miệng thường ở tư thế mở·

– Lưỡi thè ra khỏi miệng·

– Chảy nước dãi/ Tiết nhiều nước bọt·

– Thức ăn thường rơi ra khỏi miệng khi ăn·

– Khó nhai và cắn·

– Không thể nâng cao lưỡi hoặc thè lưỡi ra ngoài·

– Thường xuyên bị nghẹn hoặc ho khi ăn·

– Bịt miệng khi ăn·

– Không thể bú, liếm, nhai hoặc thổi·

– Có sở thích đặt biệt về loại thực phẩm có dạng kết cấu cụ thể/các vấn đề về cảm giác vùng miệng

“Nếu trẻ có bất kỳ vấn đề nào nêu trên đây, bạn hãy tham khảo ý kiến ​​​​của chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu.”  

 Làm thế nào và khi nào bạn nên thực hành bài tập vận động miệng với trẻ?

Các hoạt động được liệt kê dưới đây rất dễ thực hành với trẻ em. Hãy cố gắng kết hợp các bài tập này trong khi bạn chơi với trẻ. Điều rất quan trọng là bạn hãy mô phỏng và làm mẫu các bài tập này để trẻ bắt chước theo và học theo được nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng gương hoặc con rối để tạo sự thú vị cho trẻ. Nếu một đứa trẻ không thể thực hiện một bài tập vận động miệng cụ thể được liệt kê bên dưới đây thì đó là dấu hiệu trẻ cần được tập luyện cho nhóm cơ của bài tập đó. Những bài tập này có thể được lặp lại ba đến sáu lần một ngày cho đến khi các kỹ năng của trẻ được cải thiện. Mỗi đứa trẻ học theo tốc độ của riêng mình, sự tiến bộ có thể được ghi nhận trong vài ngày đến vài tuần hoặc đôi khi cũng có thể mất vài tháng.

“Nếu bạn đã tham khảo ý kiến ​​​​của một chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu, hãy làm theo lời khuyên của họ.” 

 Các bài tập vận động miệng:

1.    Các bài tập môi:

  • Nở mộ nụ cười (rồi giữ 3 giây), thư giãn và lặp lại
  • Nở 1 nụ cười rồi nói “ooooo” , “eeeeeee”
  • Chu môi, nói “pop” “puh” “pe” với mức tối đa
  • Giữ chặt kẹo mút (Giữ và mút kẹo mút bằng môi trong 6 giây)·
  • Mím môi (mím môi trong 3-6 giây)·
  • Làm động tác hôn (giữ 3-6 giây)·
  • Đập môi/Bập môi (5 lần)·
  • Tạo ra âm thanh vo ve·
  • Uống qua ống hút xoắn
  • 2.    Các bài tập cho vùng má:
  • Làm các kiểu mặt ngớ ngẩn trước gương
  • Thổi bong bóng hoặc thổi bóng bay
  • Thổi má/phồng má bằng không khí và giữ (3-6 giây)
  • Matxa má bằng hai ngón tay theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ (6 lần).
  • Ngậm cái que kem giữa môi (3-6 giây)
  • Uống bằng ống hút 

 3.    Các bài tập cho vùng hàm: ·

  • Nhai kẹo·
  • Nhai que nhai hoặc đồ chơi·
  • Uống sinh tố đặc bằng ống hút·
  • Chơi kéo co bằng cách ngậm một viên kẹo dai vào giữa môi và kéo đi·
  • Mở rộng hàm và nói “aaah” (giữ 3-6 giây)·
  • Xoa bóp hàm nhẹ nhàng về phía môi và ra xa·
  • Nhai đồ ăn nguyên miếng/củ/quả để tạo thành hỗn hợp sệt của thức ăn có kết cấu đặc biệt (cà rốt, táo, lê, v.v.)·
  • Để đá bào trên hàm và môi để cải thiện nhận thức cảm giác

4.    Các bài tập lưỡi:

  • Liếm kẹo mút lên xuống bang cách thè lưỡi ra ngoài miệng·
  • Liếm mật ong hoặc sữa chua ở hai bên môi, mép·
  • Tạo tiếng tặc lưỡi và tiếng bốp bốp bằng lưỡi·
  • Giữ lưỡi nâng cao (3-6 giây)·
  • Ngậm lưỡi ngoài miệng (3-6 giây)·
  • Chạm đầu lưỡi vào mũi
  • Đẩy và giữ lưỡi bên trong hai bên má (3-6 giây)
  • Nhai bánh quy cho mềm và nhão ra·
  • Gấp và giữ đầu lưỡi giữa hai môi (3-6 giây)·
  • Dùng lưỡi đẩy một cái kẹo mút bằng cách đẩy ở hai bên lưỡi hoặc đẩu lưỡi nhô ra (giữ 6 giây)·
  • Ấn nhẹ viên kẹo mút vào lưỡi (6 lần)
  • Đặt miếng kẹo trên đầu lưỡi và nâng lên và ấn vào vòm miệng
  • Nói “puh tuh kuh” liên tục theo thứ tự
  • Nói “lalalala” “tatata”·
  • Nói “suỵt”·
  • Nói “Brrrrrrr” 

 5.    Các bài tập vòm miệng: ·

  • Phồng má và thở bằng mũi và dùng tay ấn vào má·
  • Thổi ống hút·
  • Chuyển bánh phồng (hoặc mảnh giấy) bằng ống hút từ bát này sang bát khác·
  • Thổi bông gòn hoặc thổi bong bóng trong chậu nước·
  • Nói “aahhhh”·
  • Nói “ma ba” xen kẽ·
  • Nói “na da” xen kẽ·
  • Ăn đồ lạnh (kem, v.v.) để cảm nhận răng miệng
  • Trị liệu vận động miệng có hiệu quả không? Thực hành các bài tập vận động miệng sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng ăn uống tốt hơn và phát âm giọng nói rõ ràng hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều đáp ứng tốt chỉ với các bài tập vận động mà có thể cần thêm các phương pháp trị liệu ngôn ngữ khác nữa. Nếu bạn lo lắng về sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của con mình, hãy liên hệ với chuyên viên ngôn ngữ trị liệu càng sớm càng tốt.

Dịch từ nguồn: https://1specialplace.com/2020/07/03/oro-motor-exercises-for-kids/

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Liên Quan